Theo Bộ Công an, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 nêu rõ cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án.
Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định, trong đó có nghĩa vụ chịu sự quản lý, theo dõi của chính quyền cấp xã hoặc đơn vị quân đội.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú còn phát sinh một số bất cập như chưa có trình tự, thủ tục thi hành biện pháp này kể từ khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Do chưa áp dụng các ứng dụng khoa học, công nghệ nên các cơ quan cũng không biết đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đi đâu, làm gì để áp dụng các biện pháp theo dõi, quản lý. Thực tiễn đã xảy ra tình trạng các đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú bỏ trốn dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định truy nã.
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Bộ Công an đề nghị lựa chọn giải pháp gắn vòng giám sát điện tử (vòng đeo tay hoặc đeo chân) với người bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Áp dụng biện pháp giám sát điện tử sẽ phòng ngừa người được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú của người được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Việc này cũng giúp theo dõi quản lý di biến động của các đối tượng, có thể nhận dạng từ xa, theo dõi vị trí của người đó. Một hệ thống tích hợp để giám sát việc theo, mở thiết bị trái phép cũng được xây dựng.
Bộ Công an thông tin tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, một số nước đã sử dụng thiết bị vòng đeo để thực hiện quản lý người chấp hành án hình sự ngoài cộng đồng như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...
Theo Cục Trại giam và Cục Tạm tha - Bộ Tư pháp Vương quốc Thái Lan, sau 3 năm thực hiện thí điểm triển khai, số đối tượng vi phạm rất ít, được đánh giá có hiệu quả cao, giảm chi phí so với quản lý đối tượng tại trại giam.
Bộ Công an cho biết, ngân sách Nhà nước sẽ chi trả việc mua thiết bị giám sát, xây dựng trung tâm quản lý giám sát điện tử, duy trì hoạt động của các thiết bị liên quan.
Cô Lê Thị Dung - nguyên giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, Nghệ An - ra tù sáng 28-6.
Ngày 8/10, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành giai đoạn 2023 – 2025.
Đăng ký khai sinh cho trẻ nhưng đặt tên trẻ quá dài và phức tạp thì có được không?
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Thông báo số 88 về việc phân công điều hành hoạt động của Ban cán sự đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh. Theo đó, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh Bắc Ninh phân công ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, điều hành hoạt động của Ban cán sự đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh, từ ngày 16/7 đến khi kiện...
Mẹ Lê Thị Lan ngồi xe lăn, run run thắp nén hương cho con trai và 63 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma 36 năm trước.
Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM yêu cầu Trường quốc tế TP.HCM kiểm điểm giáo viên phát sách có nội dung giường chiếu nhạy cảm cho học sinh lớp 11.
Dự án xây dựng 4 hệ thống thủy lợi tại hai huyện Anouvong và Thathom có tổng mức đầu tư 159,298 tỷ đồng, trong đó vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam 157,298 tỷ đồng; vốn đối ứng của Lào 2 tỷ đồng.
TP - Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp THPT và phổ điểm 5 tổ hợp truyền thống xét tuyển đại học. Năm nay, môn Giáo dục Công dân có số lượng thí sinh đạt điểm 10 cao gấp 5 lần năm 2022, còn môn tiếng Anh, phổ điểm vẫn giữ hai đỉnh khác thường như những năm trước.
Thời gian tới, các cấp công đoàn TP Cần Thơ sẽ tập trung đối thoại, thương lượng tập thể , nâng cao chất lượng, mang lại lợi ích cho đoàn...