Là lễ hội được tổ chức 3 năm một lần của đạo Hindu tại Ấn Độ, lễ Maha Kumbh Mela có nghi thức tắm sông tại khu vực sông thiêng giao thoa giữa sông Hằng, sông Yamuna và Saraswati.
Maha Kumbh Mela 2025 - lễ hội tôn giáo và văn hóa lớn nhất thế giới - đã chính thức khai mạc vào ngày 13-1 tại thành phố Prayagraj, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Lễ hội linh thiêng Kumbh Mela được tổ chức 3 năm một lần. Maha Kumbh Mela thu hút số lượng tín đồ lớn nhất và được cho là mang lại cho người tham gia những lợi ích về tinh thần. Họ cảm thấy như được xá tội và cứu rỗi khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Và cứ mỗi 12 năm, như dịp năm nay, lễ hội Kumbh Mela lại có thêm cụm "Maha" - nghĩa là vĩ đại - ở trước, đánh dấu một dịp lễ Kumbh Mela lớn hơn bình thường. Vì vậy, dịp Kumbh Mela năm nay gọi là Maha Kumbh Mela.
Ngay trong sáng ngày đầu tiên, khoảng 6 triệu người hành hương đã bắt đầu nghi thức tắm trước khi Mặt trời mọc ở bờ sông Sangam - nơi giao thoa giữa sông Hằng, sông Yamuna và sông Saraswati huyền thoại.
Con số 6 triệu người trên báo hiệu trong 45 ngày diễn ra lễ hội, lượng tín đồ theo đạo Hindu tham gia Maha Kumbh Mela 2025 có thể đạt mức kỷ lục, thậm chí còn có thể vượt dự kiến ban đầu của chính quyền bang Uttar Pradesh.
Hãng AFP gọi đây là cuộc tụ họp lớn nhất thế giới của nhân loại.
"Tôi cảm thấy một niềm vui khôn tả. Đối với tôi, điều này như tắm trong mật hoa vậy", một người tham dự tên Surmila Devi (45 tuổi) nói với AFP.
Trong khi đó, nữ doanh nhân Reena Rai (38 tuổi) đã đi khoảng 1.000km từ bang Madhya Pradesh đến để tham gia, cho biết đây là một dịp không thể bỏ qua đối với các tín đồ đạo Hindu.
Nhiều tu sĩ mặc áo choàng màu vàng nghệ, cùng các nhà tu khổ hạnh khỏa thân và bôi tro, đã đi bộ hàng tuần để đến được địa điểm diễn ra lễ hội. Họ đi quanh đám đông để ban phước lành.
Phía tổ chức cho biết số lượng người tham gia Kumbh Mela có quy mô tương đương dân số của một quốc gia, dự kiến con số này sẽ bằng tổng dân số của Mỹ và Canada.
Bờ sông ở Prayagraj đã biến thành một biển lều bạt rộng lớn, một số trông sang trọng, một số khác chỉ là lều bạt đơn giản.
"Tôi có niềm tin lớn vào thần linh. Tôi đã chờ đợi rất lâu để được tắm trong dòng sông thiêng", cô Jaishree Ben Shahtilal, mất ba ngày để đến được thánh địa, nói.
Để phục vụ lễ hội, khoảng 150.000 nhà vệ sinh đã được xây dựng và mạng lưới bếp ăn cộng đồng có thể phục vụ cùng lúc 50.000 người.
68.000 cột đèn LED khác đã được dựng lên cho cuộc tụ tập, và sáng đến mức có thể nhìn từ ngoài không gian.
Ấn Độ là quốc gia đông dân nhất thế giới, với 1,4 tỉ người, và người dân nước này đã quen với các lễ hội quy tụ đám đông lớn.
Theo AFP, nhiệt độ hiện tại ở quanh mức 15 độ C vào ban đêm, nhưng những người hành hương cho biết đức tin khiến họ không cảm thấy lạnh khi tắm dưới sông.
"Một khi đã ở dưới nước, bạn thậm chí không cảm thấy lạnh. Tôi cảm thấy như mình là một với thần linh", tín đồ Chandrakant Nagve Patel (56 tuổi) cho biết.
Những tín đồ Hindu tin rằng tắm ở khu vực sông thiêng trong dịp lễ Kumbh sẽ giúp tẩy sạch tội lỗi.
Trung sĩ Korbein Schultz, nhà phân tích tình báo của quân đội Mỹ, bị bắt với cáo buộc cung cấp thông tin quốc phòng nhạy cảm cho Trung Quốc.
Ngày 11/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo đại diện của 8 quốc gia thành viên NATO sẽ tới thăm Seoul vào cuối tuần này để tham dự đối thoại an ninh.
Mỹ đưa Houthi vào danh sách thực thể 'khủng bố' nhằm đáp trả những cuộc tấn công của lực lượng này ở Biển Đỏ.
Quân đội Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn Avdeevka, vài giờ sau khi Ukraine thông báo rút quân khỏi thành phố để bảo toàn tính mạng binh sĩ.
Chiều 1/2 (giờ Bỉ), nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 và Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ 3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Hiệp hội các nước Vành đai Ấn Độ Dương (IORA) Salman Al Farisi.
Cảnh sát Hàn Quốc cho biết nghi phạm đã bám theo lãnh đạo đối lập Lee Jae-myung từ tháng 6/2023, chờ cơ hội tấn công để ngăn ông tranh cử tổng thống.
Ứng viên lãnh đạo Đài Loan William Lai ủng hộ giữ nguyên hiện trạng giữa hai bờ eo biển, đồng thời tăng cường phòng thủ cho hòn đảo nếu đắc cử.
Tehran bác cáo buộc rằng UAV đánh trúng tàu hàng Chem Pluto 'phóng từ Iran', khẳng định đây là nỗ lực của Washington nhằm đánh lạc hướng dư luận.
Trung Quốc bác Mỹ về 'đồn công an chìm', tăng cường hợp tác với Nga, máy bay Nhật rơi khi diễn tập, Đức phát triển UAV chiến đấu mới, máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga tuần tra Viễn Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.