Biển báo giao thông là gì?
Khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ quy định, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Như vậy, biển báo hiệu là một trong phần của hệ thống báo hiệu đường bộ, đây là những biển hiệu có chứa các thông tin chỉ dẫn liên quan đến phương tiện tham gia giao thông. Việc tuân thủ chỉ dẫn của các biển báo giao thông được lắp đặt trên đường sẽ giúp người điều khiển phương tiện di chuyển an toàn, tránh bị xử phạt vi phạm giao thông.
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hiện nay được chia thành 5 nhóm cơ bản sau:
1. Biển báo cấm: Nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
2. Biển hiệu lệnh: Nhóm biển dùng để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt) nếu không sẽ bị phạt.
3. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Nhóm biển báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
4. Biển chỉ dẫn: Nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông
5. Biển phụ, biển viết bằng chữ: Nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển báo chỉ dẫn hoặc được sử dụng độc lập.
Quy định về hiệu lực của biển báo giao thông
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Trong đó, thứ tự hiệu lực của biển báo giao thông trong hệ thống báo hiệu được xác định theo Điều 4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT: “Nếu đoạn đường đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường”.
Trường hợp có cả biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời có ý nghĩa khác nhau thì chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời.
Biển báo bị che khuất có hiệu lực không?
Luật Giao thông đường bộ tại điều 37.2 chỉ quy định chung là “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành có trách nhiệm cắm biển báo” mà thiếu các quy định về giám sát, phối hợp và chế tài vi phạm đối với đơn vị được giao nhiệm vụ cắm biển báo.
Cạnh đó, theo quy định khoản 1, điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người có thẩm quyền xử phạt phải xác minh các tình tiết khác có ảnh hưởng tới việc ra quyết định xử phạt. Việc biển báo không rõ thông số, bị che khuất, lắp đặt ở vị trí bất hợp lý là “tình tiết khác” có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét, ra quyết định xử phạt.
Nhưng điều 59 lại chỉ quy định “trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết...” nên không phải là điều khoản bắt buộc người có thẩm quyền xử phạt hành chính có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của người vi phạm vì nếu cho là “không cần thiết” thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ không bắt buộc phải xác minh cho dù đã có ý kiến của người bị lập biên bản là không đồng ý với lỗi ghi trong biên bản.
Như vậy, khi gặp phải trường hợp bị lập biên bản vi phạm vì các biển báo giao thông không đúng quy định, bị che khuất, người tham gia giao thông nên yêu cầu chụp hình, mô tả hiện trạng biển báo và ghi ý kiến không đồng ý của mình vào biên bản.
Người tham gia giao thông bị lập biên bản và bị xử phạt có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng hay khởi kiện hành vi hành chính (lập biên bản sai), quyết định hành chính sai (ra quyết định không có cơ sở) của cảnh sát giao thông đến tòa án thẩm quyền để được giải quyết.
TP Hồ Chí Minh - Chiều ngày 3.4, lực lượng chức năng Quận 8, TP Hồ Chí Minh đã tìm thấy thi thể người đàn ông nhảy cầu chữ Y vào...
Ba đối tượng nhắm vào các công nhân lao động ở các khu nhà trọ và những hộ buôn bán nhỏ để dụ dỗ cho vay với lãi suất cắt cổ, trung bình lên đến 432%/năm.
Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) phát hiện tài khoản Facebook tên “H.N” chia sẻ bài viết kèm theo bình luận “Cập nhật 16 người mất rồi mọi người ạ, sáng ra đọc tin run hết cả tay chân” liên quan vụ hỏa hoạn xảy ra tại phường Trung Hòa'. Công an quận Cầu Giấy khẳng định đây là thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận. Ngày 25/5, Công an quận Cầu Giấy xác minh và mời chủ tài khoản là N.T.H.N (SN 1996; trú tại quận Hà Đông) lên làm việc....
Theo đó, để bàn giao địa bàn cho đơn vị thi công dự án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh), các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam và Công an huyện Phú Ninh đã tổ chức truy quét, xử lý hoạt động khai thác vàng trái phép trên địa bàn xã Tam Lãnh, nhất là khu vực Núi Kẽm. Cụ thể, Công an tỉnh và Công an huyện Phú Ninh tổ chức 2 tổ công tác tiến hành kiểm tra, truy quét xử lý hoạt động khai thác vàng trái phép theo 2 hướng...
Chiều 26/7, một lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Tây Ninh phối hợp với Công an tỉnh Tây Ninh đã tiếp nhận 33 công dân Việt Nam bị cưỡng bức lao động tại Campuchia.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa ký ban hành Chỉ thị nghiêm cấm các hành vi can thiệp vào công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng thực hiện nhiệm vụ, nhất là hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Festival Tết Huế và chương trình Tết Huế năm 2024 diễn ra trong 5 ngày, tại không gian Quảng trường Ngọ Môn, đường 23/8, đường Lê Huân (phường Thuận Hòa, bên trong Kinh thành Huế).
TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có chỉ đạo sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online về tình trạng lợi dụng dọn dẹp mặt bằng để bốc xúc, vận chuyển “đất lậu” trái quy định.
Nguyễn Anh Tú, 30 tuổi, lấy tài khoản cá độ từ nước ngoài, lôi kéo nhiều người tham gia đánh bạc trên mạng, mỗi ngày giao dịch gần một tỷ đồng .