Ngày 22/4, Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên của họ khỏi quốc gia châu Phi này.
Mỹ bắt đầu đàm phán về việc rút quân khỏi Niger |
Cờ Mỹ và Niger treo cạnh nhau tại trại căn cứ dành cho các lực lượng hỗ trợ xây dựng Căn cứ Không quân Niger 201 ở Agadez, Niger, hồi năm 2018. (Nguồn: AP) |
Hồi tháng 3, chính quyền quân sự Niger thông báo sẽ chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ. Vào tuần trước, Washington cũng đồng ý rút quân và cho biết sẽ cử một phái đoàn đến thủ đô Niamey của quốc gia Tây Phi này trong vài ngày tới.
Tin liên quan |
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân? Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân? |
Al-Monitor đưa tin, chia sẻ với báo giới, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder nói: "Chúng tôi có thể xác nhận việc bắt đầu các cuộc thảo luận giữa hai nước về việc rút quân Mỹ khỏi Niger một cách có trật tự”.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang cử một phái đoàn nhỏ từ Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ (AFRICOM) tham gia vào các cuộc thảo luận.
Theo ông Ryder, Mỹ sẽ xem xét các lựa chọn để có thể tiếp tục giải quyết các mối đe dọa khủng bố tiềm ẩn sau khi rút quân.
Niger từ lâu đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Mỹ và Pháp nhằm chống lại các chiến binh thánh chiến ở Tây Phi.
Sự hiện diện của Mỹ tại Niger trong gần một thập kỷ tập trung vào các hoạt động như huấn luyện quân đội Niger và hỗ trợ các chiến dịch quân sự chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Jama'at Nusrat al-Islam wal Muslimeen, một chi nhánh của al-Qaeda.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính quân sự ở Niger vào tháng 7/2023. Sau sự kiện này, Niger cũng đã yêu cầu lực lượng Pháp rời đi và chuyển hướng hợp tác với Nga.
Trước đó, ngày 21/4, hàng trăm người Niger cũng đã biểu tình phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đất nước của họ.
Cuộc biểu tình do một nhóm gồm 24 hiệp hội xã hội dân sự kêu gọi, diễn ra ở thị trấn sa mạc phía Bắc Agadez, nơi có căn cứ không quân của Mỹ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến New York, Mỹ, để tham dự các phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Ngày 12/11, Hạm đội phương Bắc của Nga thông báo tàu khu trục Đô đốc Golovko đã hoàn thành hải trình qua eo biển Manche và hiện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở Đại Tây Dương.
Ngày 26/12/2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư 06/2023/TT-BNG sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam; Thông tư 02/2011/TT-BNG hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài; Thông tư 04/2020/TT-BNG hướng dẫn việc cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực.
Ông Modi đăng video lặn xuống biển và cầu nguyện ở thành cổ Dwarka, một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của đạo Hindu.
Tổng thống Mexico Lopez Obrador cảnh báo quan hệ với Mỹ rạn nứt và yêu cầu quan chức ở Washington xin lỗi, sau khi ông bị cáo buộc liên quan đến băng đảng ma túy.
Tương lai của các nước Mekong sẽ gắn với năng lực đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ khoa học - công nghệ.
Mỹ dường như đã mua 81 chiến đấu cơ cũ nát của Kazakhstan với giá 1,5 triệu USD, nhằm chuyển cho Ukraine để lấy linh kiện và làm mồi bẫy.
Chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Datuk Seri Anwar Ibrahim tới Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ ngày 6-7/10 chỉ kéo dài khoảng 36 giờ nhưng giúp Malaysia thu được lợi ích lớn, đặc biệt là về đầu tư từ quốc gia vùng Vịnh.
Quân đội Ukraine công bố video dùng drone tự sát tập kích Ladoga, thiết giáp siêu hiếm chuyên đối phó ô nhiễm phóng xạ, sinh học và hóa học của Nga.