Khi lên trao quà cưới, đọc tới gia đình chị gái chú rể, chỉ mình tôi lên, cảm giác vừa buồn lại xấu hổ.
Vợ chồng tôi bằng tuổi nhau, 30 tuổi, có hai con một trai một gái. Chúng tôi đi làm ở thành phố, cách quê ngoại gần 100 km, quê nội 120 km. Kinh tế bình thường, đã mua được căn nhà cấp bốn ở ngoại thành, còn nợ khoảng 200 triệu đồng.
Chúng tôi cưới nhau khá sớm, khi vừa ra trường vì lỡ có bầu trước, thời gian tìm hiểu chưa lâu. Lúc đó chưa đi làm, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Vì tính chồng tôi không khéo léo, hay "nổ" lại chưa có công việc ổn định nên gia đình tôi không quý anh lắm. Tình cảm không cải thiện tốt hơn mà ngày càng tệ đi vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Còn tôi chỉ muốn chồng cứ đi làm xa, thỉnh thoảng về nhà là tốt nhất, để cuộc sống mấy mẹ con được bình yên.
Đám cưới em trai tôi, hai vợ chồng chuẩn bị sẵn sàng để về giúp đỡ bố mẹ và tham dự. Từ phần quà cưới tới xin nghỉ về nhà, không có vấn đề gì. Ở quê tôi thường cưới trong ba ngày: ăn hỏi, mời khách, cưới. Ngày ăn hỏi, mọi chuyện đều bình thường. Đêm hôm đó, người thân, họ hàng trong gia đình sẽ tới nhà tôi để chuẩn bị đồ ngày hôm sau làm cỗ đãi khách, gần như chỉ chợp mắt 1-2 tiếng. Vợ chồng tôi đi ngủ lúc 12h đêm và dậy vào 5h sáng. Bố mẹ không hài lòng, nói ra nói vào rằng bố mẹ và mọi người lo việc, còn con cái thì ngủ tới sáng, ý chê trách chồng tôi lười biếng.
Khi đãi khách buổi sáng, chồng tôi không chủ động vào bếp bưng bê đồ, không phụ giúp mọi người mà đi lang thang hoặc ra ngoài cổng rạp ngồi. Bố mẹ sai việc thì làm, không thì thôi, thậm chí ai bảo đi bê mâm cỗ, anh còn nói rằng không phải việc của cháu. Vậy là mọi người xì xào, nói tới tai bố mẹ tôi. Đến chiều, khi khách đến, một bác gọi chồng tôi ra góp ý, anh lại nói câu đó. Người nhà nói nhiều khiến tôi đau đầu và góp ý với chồng. Hai đứa nói qua nói lại rồi thành cãi nhau to. Sau đó, anh bắt taxi đi thành phố, trong khi ngày mai là lễ cưới của em trai tôi, nhà chỉ có hai chị em.
Khi lên trao quà cưới, đọc tới gia đình chị gái chú rể, chỉ mình tôi lên, cảm giác vừa buồn lại xấu hổ. Tôi không hiểu sao chồng mình lại cư xử trẻ con như vậy. Dù có chuyện gì, cũng nên ở lại tới khi xong việc rồi giải quyết sau. Giờ người lớn rồi vợ chồng em trai trách chúng tôi, đặc biệt nói chồng tôi không biết điều, lười biếng, làm xấu mặt gia đình. Tôi thực sự mệt mỏi khi phải đứng giữa, chưa biết phải làm thế nào cho hợp lý. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Mai Lan
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
Em mong tìm được người nhẫn nại, có trách nhiệm, chút hài hước, chưa từng kết hôn như em để cùng em chia sẻ ngọt bùi trong cuộc sống.
Thư viện Hồ Chí Minh và Việt Nam tại Todi đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị kỷ niệm 50 năm quan hệ giữa Italy và Việt Nam, đặc biệt là những ký ức lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được nhận học bổng của Trung ương Đoàn.
200 năm Vĩnh Tế hà vẫn thầm lặng đem lại nguồn sản vật, tôm cá dồi dào, cung cấp nước ngọt, phù sa cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp ở vùng tứ giác Long Xuyên.
FPT Long Châu phối hợp GSK, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch triển khai chương trình 'Đừng thỏa hiệp với hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)'.
Ngày 14/10, Thành Đoàn, Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2023.
40 tuổi nhưng chưa lấy vợ nên mỗi lần về quê anh Khoa thường bị các bà các cô hỏi khéo có phải thuộc cộng đồng LGBT không.
Vụ mùa cà phê năm nay, ở xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk, thanh niên tình nguyện tất bật hỗ trợ người dân thu hoạch cà phê.
'Cả trăm người đến chụp ảnh, dàn máy móc, xe máy giữa đường khiến giao thông ùn tắc, bóp còi inh ỏi. Chủ nhà rất hoan nghênh đến chụp, nhưng phải có giới hạn' - anh Thắng chia sẻ.