Khai tại tòa, chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun trần tình nếu không đưa hối lộ thì sẽ bị gây khó khăn trong cấp phép chuyến bay giải cứu: “Cứ ngày mai bay thì hôm trước doanh nghiệp mới được thông báo”
Sau gần một ngày tòa dành thời gian để Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng dài hơn trăm trang, khoảng 16g30 hội đồng xét xử phiên tòa chuyến bay giải cứu bắt đầu thẩm vấn các bị cáo.
Hội đồng xét xử cách ly các bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Cục Lãnh sự), Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng thuộc Cơ quan An ninh điều tra) và Trần Minh Tuấn (giám đốc Công ty CP Xây dựng Thái Hòa).
Bị cáo Đào Minh Dương, chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun được thẩm vấn đầu tiên. Trong suốt quá trình xét hỏi, bị cáo nhiều lần khẳng định nếu không đưa tiền "bôi trơn" thì sẽ bị gây khó khăn trong xin cấp phép chuyến bay giải cứu.
Ông Dương cho biết xin cấp phép được 17 chuyến bay và đã tổ chức được 22 chuyến bay giải cứu, do có chuyến bay nhỏ phải tách làm hai chuyến.
Theo lời khai của ông Dương, thời gian đầu nộp hồ sơ cấp phép tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhiều lần cục trưởng là bà Nguyễn Thị Hương Lan yêu cầu phải chi tiền. Do không đưa tiền nên doanh nghiệp của ông Dương thường xuyên bị gây khó.
"Bị cáo nhiều lần bị gây khó khăn. Nhiều lần bà Lan yêu cầu đưa tiền nhưng bị cáo không đưa nên bị gây khó bằng cách ngày mai bay thì hôm trước mới được thông báo. Bị cáo bị đưa vào tình thế khó khăn cùng cực. Để tổ chức chuyến bay thì phải đặt cọc thuê tàu bay, 6-9 tỉ một chuyến bay. Cục Lãnh sự và cán bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải cứ ngày mai bay thì hôm trước mới thông báo.
Người dân ở nước ngoài muốn về nước phải trả tiền nhà, xin nghỉ việc, nhưng ngày mai bay thì hôm trước mới thông báo thì họ không xoay xở kịp. Bị cáo thấy trong giai đoạn ấy Cục lãnh sự không phải bảo hộ công dân mà hành dân", ông Dương khai tại tòa.
Tiếp tục khai tại tòa, ông Dương cho biết bị ép phải đưa tiền "bôi trơn" cho cán bộ thuộc Bộ Y tế và Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Ông Dương khai, bị cáo đến gặp anh Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế) và được yêu cầu muốn tổ chức chuyến bay phải bôi trơn 150 triệu một chuyến. Nếu không đưa tiền sẽ không được phê duyệt chuyến bay giải cứu.
"Sau khi bị cáo bị 2 bộ gây khó khăn nên xin gặp anh Kiên nói chuyện. Tại phòng họp của Bộ Y tế bị cáo chứng kiến ông Kiên quát một số chủ doanh nghiệp, yêu cầu phải nộp tiền 150 triệu", bị cáo Dương khai và cho biết thêm số tiền này có thể đưa cho ông Kiên hoặc đưa cho Vũ Anh Tuấn (phó Phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh).
"Bị cáo gặp anh Tuấn cũng nhận được yêu cầu tương tự như anh Kiên. Tổng cộng đưa cho anh Kiên 2 lần là 1,1 tỉ, đưa cho Tuấn 4 lần 1,6 tỉ trong khi cả hai yêu cầu đưa hơn 3 tỉ", ông Dương khai.
Bị cáo Dương cho biết thêm, trong một lần tổ chức chuyến bay giải cứu đưa người dân Việt Nam đang mắc kẹt tại Angola về ước thì tìm đến ông Vũ Ngọc Minh (nguyên đại sứ Việt Nam tại Angola) nhờ giúp đỡ.
Ông Mình đồng ý hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục cất, hạ cánh tại Angola.
"Ông Minh đưa ra một số điều kiện, tất cả người về phải cho xem danh sách khi ông đồng ý mới được bán vé và mỗi vé phải chi cho ông Minh 3 triệu. Công ty đã tổ chức chuyến bay đưa 298 công dân về nước và tổng cộng bị cáo đưa cho ông Minh 864 triệu", ông Dương khai.
Cuối phần thẩm vấn, bị cáo Dương xin nhận tội đưa hối lộ và cho biết đã nộp lại cơ Cơ quan điều tra 1 tỉ, đây là tiền của Kiên chuyển trả cho công ty.
"Ông Minh cũng đã trả lại số tiền đã nhận cho công ty của bị cáo còn ông Tuấn thì chưa trả", bị cáo Dương khai.
Bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (giám đốc Công ty G19), khai sử dụng hai pháp nhân để xin cấp phép chuyến bay giải cứu. Thông qua mối quan hệ cá nhân, bà Hạnh liên hệ, đặt vấn đề và được cấp phép 12 chuyến bay.
Bà Hạnh thừa nhận đã bốn lần đưa tiền cho Phạm Trung Kiên tổng số là 1,2 tỉ. "Bị cáo có tham khảo một số công ty khác và được khuyên nên gửi quà cảm ơn, nên bị cáo tự nguyện đưa quà", bà Hạn phân trần.
Ngoài ra bà Hạnh đã ba lần đưa cho ông Vũ Anh Tuấn 1,4 tỉ, hai lần đưa cho cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng tổng 400 triệu và hai cán bộ ngoại giao khác mỗi người 40 triệu.
Bà Hạnh giải thích mục đích đưa quà là "chỉ mang tính cảm ơn, tình cảm". "Đứng ở đây, bị cáo nhận thức được hành vi của mình là đưa hối lộ. Trước đó, suy nghĩ của bị cáo là mọi người làm việc vất vả nên gửi quà cảm ơn", bà Hạn phân trần.
Từ ngày 10-12/6, giờ khởi hành và hạ cánh của các chuyến bay đi/đến sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa phải thay đổi do yêu cầu hạn chế khai thác của các cơ quan chức năng.
Sáng ngày 16.5, Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong xây dựng dự án khu dân cư A1-C1 (đô thị Dầu Giây), huyện Thống Nhất.
Pakistan đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu đường nhằm mang lại sự ổn định về giá trên thị trường địa phương do giá đường tại Pakistan tăng mạnh.
Lời cảnh báo của ông Donald Trump - người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - về vấn đề áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
KLB dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường trong năm nay nhằm đáp ứng sớm các yêu cầu theo Luật các tổ chức tín dụng 2024. Ngày đăng ký cuối cùng để các cổ đông hiện hữu thực hiện quyền ứng cử, đề cử và tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của KienlongBank là ngày 26/08/2024. Theo tài liệu công bố, KienlongBank dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất th...
Người phát ngôn Việt Nam đề nghị phối hợp chia sẻ thông tin về dự án Phù Nam Techo là phù hợp với tinh thần của Hiệp định Mekong năm 1995.
Ngày 18.12, UBND huyện Thanh Thủy đã tổ chức Họp báo công bố nội dung cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình tại thị trấn Thanh Thủy, phục vụ dự án Khu nhà ở đô thị Đồng Sạn.
Lễ hội Cá Tôm sông Đà nhằm đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu, gắn với sản phẩm nông nghiệp của tỉnh là quyền chủ sở hữu 2 nhãn hiệu đặc sản 'Tôm sông Đà Hòa Bình” và 'Cá sông Đà Hòa Bình.”
Bình Thuận - Trước phản ánh của nhà thầu về tình trạng tháo trộm trụ và cắt phá lưới thép gai bảo vệ an toàn giao thông trên cao tốc...