Thứ trưởng Quốc phòng Belarus Pavel Muraveiko nói Minsk sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu độc lập và chủ quyền của nước này bị đe dọa.
Trong cuộc phỏng vấn đăng ngày 30/6, Thứ trưởng Quốc phòng Thứ nhất kiêm Tổng tham mưu trưởng Belarus Pavel Muraveiko cho biết việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở nước này là động thái mang tính răn đe, thêm rằng Minsk đã học cách vận hành và có thể sử dụng loại khí tài này một cách tự tin.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng chúng nếu chủ quyền và độc lập quốc gia bị đe dọa", quan chức Belarus nhấn mạnh.
Belarus từng kế thừa vũ khí hạt nhân từ Liên Xô song sau đó đã trả lại Nga. Tháng 3/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moskva sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus theo đề nghị của Minsk, điều Nga cho là tương tự những gì Mỹ đã làm trên lãnh thổ các đồng minh. Moskva vẫn giữ quyền kiểm soát số khí tài trên.
Tháng 6 cùng năm, ông Putin cho biết các đầu đạn hạt nhân đầu tiên đã được chuyển tới Belarus và toàn bộ lô vũ khí được triển khai tại nước này vào cuối năm 2023. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hồi tháng 4 thông báo Nga đã triển khai hàng chục đầu đạn hạt nhân.
Tuyên bố của ông Muraveiko diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Belarus và NATO đang gia tăng liên quan chiến sự tại Ukraine. Minsk, đồng minh thân cận của Moskva, hôm 29/6 cáo buộc các nước phương Tây cố gắng kéo Belarus vào xung đột Nga - Ukraine, đồng thời cho biết Kiev đang huy động quân đội, vũ khí và thiết bị quân sự gần biên giới với quốc gia này.
Lực lượng biên phòng Ukraine sau đó nhấn mạnh bất kỳ hành động nào của quân đội nước này gần biên giới với Belarus đều chỉ nhằm bảo vệ Kiev khỏi các hành động gây hấn, không có ý định xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác.
Belarus trước đó cùng tháng tiến hành diễn tập hạt nhân chiến thuật với Nga, nhằm "duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của nhân sự, trang thiết bị trong các đơn vị vận hành" loại khí tài này của hai nước, theo Moskva. Tổng thống Putin yêu cầu diễn tập nhằm đáp trả tuyên bố của phương Tây về khả năng đưa quân đến Ukraine, điều được cho là vượt "lằn ranh đỏ" của Moskva.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường có sức công phá nhỏ, được thiết kế để tấn công các sở chỉ huy, căn cứ, điểm tập kết quân của đối phương ở tiền tuyến. Chúng không được dùng để phá hủy các thành phố, cơ sở công nghiệp quốc phòng cách xa chiến trường. Loại vũ khí này phát triển từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh nhằm răn đe đối phương, song chưa nước nào từng sử dụng chúng trong thực tế.
Phạm Giang (Theo TASS, Belta, UP)
Nga cáo buộc Ukraine đã sử dụng đạn chùm tấn công làng biên giới Zhuravlevka ở khu vực Belgorod thuộc miền Tây nước này trong ngày 21/7.
Nhận lời mời của Lãnh đạo Thành phố Dương Giang, Tỉnh Quảng Đông và Ban Tổ chức Triển lãm công cụ kim loại quốc tế Trung Quốc (Dương Giang) lần thứ 23, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng thăm và làm viêc tại Dương Giang từ ngày 17-18/10.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/7.
Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ tham gia đồng chủ trì với ACW tổ chức kỷ niệm Ngày ASEAN nhằm nâng cao nhận thức về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Mỹ.
Israel không kích trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon, khiến ít nhất 22 người chết, đánh dấu ngày đẫm máu nhất tại thành phố này trong hơn một năm.
Nhà Trắng, các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa và Israel chỉ trích ông Trump vì bình luận chê trách Thủ tướng Netanyahu và khen Hezbollah 'thông minh'.
Palestine và Ai Cập đã lên án phát biểu của Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel Itamar Ben-Gvir về việc xây dựng một giáo đường Do Thái bên trong khuôn viên đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa.
Phó tổng thống Harris đang cố gắng tạo dấu ấn cá nhân trong nỗ lực tiếp cận cử tri, khi nhiều người nói họ không thực sự hiểu bà.
Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố lực lượng phòng không nước này bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó một ngày, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.