Hôm nay 15-12, Festival thanh niên ASEAN - Nhật Bản 2023 bế mạc và hoạt động gần như cuối cùng là đi trồng cây tại rừng phòng hộ Cần Giờ (TP.HCM).
Được Trung ương Đoàn tổ chức, festival từ ngày 12 đến 15-12 tại TP.HCM đã đón 110 đại biểu quốc tế đến từ Nhật Bản cùng chín quốc gia Đông Nam Á (Campuchia, Malaysia, Myanmar, Lào, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) với nhiều hoạt động khác nhau.
Trước khi rời Việt Nam, các đại biểu đã cụ thể hóa chủ đề "Thanh niên ASEAN - Nhật Bản chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững" của festival lần này bằng việc trồng cây gây rừng.
Đây cũng là hoạt động được thiết kế trong khuôn khổ festival góp phần nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ về vai trò của rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua đó gắn kết tinh thần trách nhiệm giữa đại biểu các nước.
Theo đó, gần như hoạt động cả ngày 14-12 diễn ra tại huyện Cần Giờ (TP.HCM). Các bạn đã khởi động ngày mới với việc tham quan rừng phòng hộ Cần Giờ và trồng cây đước, loại cây chủ lực của những cánh rừng ngập mặn tại rừng phòng hộ.
Đại biểu Loo Mei Qi (Singapore) cho biết lần đầu tiên bạn có cơ hội đi trồng cây tại một cánh rừng rộng lớn như vậy. Bạn nói bản thân luôn nhận thức cây xanh đóng vai trò rất quan trọng đến hệ sinh thái thiên nhiên ở bất cứ đâu trên toàn cầu.
"Với những người gen Z chúng ta, nếu không thực sự quan tâm đến điều này thì tương lai chính chúng ta sẽ là những người gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu", Loo Mei Qi chia sẻ.
Cùng với trồng cây, các đại biểu đến thăm Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, tham quan khu lưu trữ các mẫu vật đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
Đại biểu Trần Ngọc Anh (Việt Nam) trầm trồ khi nhìn thấy các tiêu bản được trưng bày.
Ngọc Anh chia sẻ mình và các đại biểu quốc tế khác hiểu rõ hơn về lịch sử, sự nỗ lực của nhân viên ban quản lý rừng nơi đây qua các câu chuyện.
Đặc biệt, các bạn có cơ hội hiểu rõ vai trò quan trọng của rừng phòng hộ trong việc bảo vệ đất, giữ nước, chống biến đổi khí hậu, giúp tăng cường sự đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động thực vật.
Mới 4 ngày tuổi cha tai nạn giao thông qua đời, một năm rưỡi sau mẹ bệnh mất. Nữ lớn lên không nhớ mặt cha mẹ. Mười mấy năm bà nội nuôi đứa cháu mồ côi Lê Trần Ngọc Nữ (thôn Vân Quật, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Nay Nữ vào đại học.
Bà Lê Thị Thu Hồng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang đã khẳng định, Hội LHTN tỉnh Bắc Giang góp phần quan trọng phát triển địa phương, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp.
Tuần 6 lần, Hoàng Phúc chạy xe 5 km đến một quán cà phê tự phục vụ ở quận 6, ngồi học suốt bốn tiếng.
Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh vừa dạy chương trình phổ thông vừa dạy chữ Khmer ở 131 trường và 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú; khuyến khích các chùa Nam Tông Khmer dạy chữ Khmer cho đồng bào.
Phương Quỳnh Anh, người phụ trách đưa đón trẻ bằng xe tô của Trường mầm non Hồng Nhung, bị bắt khẩn cấp sau khi cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe và tử vong.
Ngày theo mẹ cùng một người cùng quê 'lên phía Bắc làm ăn' năm 1993, cô bé Phượng không biết đó sẽ là khởi đầu của chuỗi những ngày đen tối nhất đời mình.
Để có vé xem hai bộ phim về chiến thắng Điện Biên Phủ, Trà Giang đến rạp trước một tiếng, nhưng không ngờ vẫn phải xếp hàng sau hàng trăm người.
Lễ hội Thiếu nhi (Kids Fest) năm 2023 lần đầu tiên được TP.HCM tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 4-6 tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM.
Chính quyền nhiều thành phố khắp Trung Quốc đang cố gắng cảnh báo và ngăn người thất nghiệp trở thành tài xế công nghệ dù thị trường việc làm vẫn suy yếu.