Ngày 21/3, Công an tỉnh Bình Dương thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tô Văn Hải - đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trường, để điều tra làm rõ theo quy định
Ngày 24/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị vừa thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tô Văn Hải (sinh năm 1970, hộ khẩu thường trú xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo), để điều tra làm rõ tội “Gây ô nhiễm môi trường” theo điểm d khoản 3 Điều 235, Bộ luật Hình sự.
Tô Văn Hải là người trực tiếp điều hành, quản lý Cơ sở nuôi trồng thủy sản Thăng Tiến đã có hành vi cho phép người khác đổ, thải chất thải rắn thông thường ra môi trường tại thửa đất thuộc Cơ sở nuôi trồng thủy sản Thăng Tiến (xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo).
Sau đó, Hải tiến hành chôn, lấp tổng khối lượng 642.070 kg chất thải mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành vi của Tô Văn Hải phạm vào tội “Gây ô nhiễm môi trường” theo điểm d khoản 3 Điều 235 Bộ luật Hình sự: “Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilogam trở lên.”
Ngày 21/3/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tô Văn Hải và tiếp tục củng cố, điều tra làm rõ theo quy định.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản Thăng Tiến (Cơ sở Thăng Tiến) hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Ủy ban Nhân dân huyện Phú Giáo cấp ngày 21/12/2016 cho ông Hoàng Xuân Quyết (sinh năm 1979). Ngày 07/11/2017, ông Quyết chuyển nhượng hai thửa đất trên cùng cơ sở Thăng Tiến, quyền khai thác đất san lấp, đất sét gạch cho Tô Văn Hải.
Dự án có tổng diện tích 24.477m2. Đến tháng 5/2020, Hải hoàn thành việc khai thác đất tại cơ sở, diện tích khai thác đất tại cơ sở khoảng 15.000m2, độ sâu từ 7m đến 8m để làm ao nuôi cá, trong đó phần đê đai, vách moong phía đông giáp với phần đất còn lại có dấu hiệu sạt lở, phải gia cố taluy, trồng cây xanh.
Đến ngày 18/09/2020, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông báo số 4144/TB-STNMT về việc hoàn công sau khi khai thác đất san lấp, đất sét gạch tại công trình dự án nuôi trồng thủy sản của Cơ sở Thăng Tiến, sau đó, Hải bắt đầu san lấp gia cố khu vực ao nuôi cá.
Quá trình san lấp, Hải mua đất san lấp của một số cá nhân, cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo để san lấp ao nuôi cá. Đồng thời, Hải cho một số cá nhân khác đổ số lượng lớn chất thải trên diện tích san lấp nhằm mục đích tiết kiệm chi phí mua vật liệu san lấp.
Ngày 7/12/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương kết luận kiểm tra xác minh, ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Cơ sở nuôi trồng thủy sản Thăng Tiến.
Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Cơ sở sản xuất muối Dương Thị Vân tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo.
Trước đó, Công an huyện Phú Giáo phối hợp với các đơn vị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnhvà Công an thị xã Bến Cát phát hiện một máy đào đất đang hoạt động chôn lấp chất thải trái phép ở Cơ sở sản xuất muối Dương Thị Vân.
Đoàn kiểm tra trưng cầu đơn vị chức năng tiến hành đo đạc. Kết quả cho thấy tổng diện tích chứa chất thải là 933m2, gồm 9 điểm (3 điểm chôn chất thải, 6 điểm chất thải lộ thiên), thể tích 1.878m3.
Đoàn kiểm tra đã gửi mẫu khảo sát xác định khối lượng của 1m3 chất thải được đổ, chôn lấp có khối lượng 1.160kg. Tổng lượng chất thải đổ, chôn lấp tại cơ sở sản xuất Dương Thị Vân hơn 2.100 tấn gồm vải vụn, giày da vụn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo, các cơ quan, tổ chức, người dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tuyệt đối không thực hiện việc đổ, xả, thải ra môi trường các loại chất thải: chất thải rắn, khí thải, nước thải... chưa qua xử lý.
Các hành vi vi phạm tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hành chính từ phạt tiền đến xử lý hình sự đến 7 năm tù về tội “Gây ô nhiễm môi trường” theo Điều 235 Bộ luật Hình sự, đồng thời người vi phạm còn phải khắc phục hậu quả, khôi phục nguyên trạng môi trường theo quy định. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động đến 3 năm và nộp tiền đến 20 tỷ đồng./.
Hàng chục ngàn lính Israel ở biên giới, chờ lệnh tiến vào Dải Gaza; Tình báo Mỹ báo cáo về vụ tấn công bệnh viện ở Dải Gaza.
Sáng 15/4, tại hầm đường sắt Bãi Gió (Khánh Hòa), ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 85 (Bộ GTVT), cho biết đơn vị đang huy động hơn 200 kỹ sư, công nhân triển khai nhiều mũi thi công để khắc phục sự cố, phấn đấu thông tuyến đường sắt Bắc - Nam trong thời gian sớm nhất. Sau khi bàn bạc với các bên liên quan, các đơn vị thi công bổ sung phương án khoan nhiều mũi từ trên sườn núi, lồng ống bơm bê tông xuống hầm đường sắt qua Đèo...
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết phần xây thô nhà ga T3 (thuộc sân bay Tân Sơn Nhất) đã đạt 100%, phấn đấu hoàn thành các hạng mục còn lại vào dịp 30-4-2025 (tức vượt tiến độ kế hoạch 2 tháng).
Sau hơn 2 tháng điều trị, một trẻ trong vụ ngộ độc botulinum sau ăn tiệc tất niên ở Thủ Đức, TP.HCM dự kiến sẽ được xuất viện tuần này.
Cho rằng nhóm cựu sĩ quan Học viện Quân y cùng Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt đã thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong công tác, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, Tòa cấp phúc thẩm quyết định giảm hình phạt cho họ xuống án tù treo hoặc giảm đến 3 năm tù giam.
Truyền thông Indonesia đã đăng tải nhiều bài viết, trong đó dẫn lời Chủ tịch Hạ viện Indonesia khẳng định rằng mối quan hệ giữa Indonesia và Việt Nam “như anh em trong ASEAN.'
Hàng loạt lễ hội câu cá trên mặt sông đóng băng đã thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trên khắp Hàn Quốc trong nhiều tuần qua.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun) cho biết, ngoài quát tháo đại diện doanh nghiệp đến xin cấp phép chuyến bay, bị cáo Phạm Trung Kiên còn chụp ảnh giấy tờ đã có chữ ký của Thứ trưởng để yêu cầu doanh nghiệp chi tiền thì mới có dấu.
Tại cuộc họp ngày 29-7, ngoại trưởng các nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ bày tỏ lo ngại về các hành động nguy hiểm trên Biển Đông.