Ngày 22/10, giới chức Hàn Quốc tuyên bố sẽ có "các biện pháp theo từng giai đoạn" nhằm đáp trả việc Triều Tiên và Nga ngày càng tăng cường hợp tác quân sự.
Bất chấp tuyên bố của Nga-Triều Tiên về quyền chủ quyền trong hợp tác, Hàn Quốc dọa trả đũa cứng rắn, toan tính đến cả Ukraine |
Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên rút quân đã đưa sang Nga, dù Bình Nhưỡng bác bỏ đây là đồn đoán vô căn cứ. (Nguồn: Shutterstock) |
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) thuộc Văn phòng Tổng thống nước này đã triệu tập cuộc họp khẩn sau khi Cơ quan Tình báo quốc gia cho biết, Triều Tiên quyết định điều động khoảng 12.000 binh sĩ hỗ trợ Nga, trong đó có khoảng 1.500 quân đã được triển khai tới vùng Viễn Đông.
Tin liên quan |
Hàn Quốc công bố hình ảnh binh sĩ Triều Tiên di chuyển sang Nga Hàn Quốc công bố hình ảnh binh sĩ Triều Tiên di chuyển sang Nga |
Dù một quan chức Triều Tiên đã bác bỏ "những đồn đoán vô căn cứ" trên từ Hàn Quốc và Ukraine, đồng thời khẳng định quan hệ với Moscow là "hợp pháp và hợp tác giữa hai quốc gia có chủ quyền", song Seoul không cho là như vậy.
NSC nhận định, diễn biến mới tạo ra "mối đe dọa an ninh nghiêm trọng" đối với cả Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, Phó Cố vấn An ninh quốc gia Kim Tae-hyo khẳng định: "Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên lập tức rút quân về nước. Nếu hoạt động hợp tác quân sự bất hợp pháp giữa Bình Nhưỡng và Moscow vẫn tiếp diễn, Seoul sẽ không đứng nhìn mà sẽ phản ứng cứng rắn phối hợp với cộng đồng quốc tế".
Ông Kim Tae-hyo đề cập "các biện pháp theo từng giai đoạn" tùy theo mức độ quan hệ quân sự giữa Nga và Triều Tiên.
Một quan chức cấp cao của Phủ Tổng thống Hàn Quốc tiết lộ với báo giới rằng, một trong những kịch bản được cân nhắc là viện trợ vũ khí phòng thủ và tấn công cho Ukraine.
Cũng theo một nguồn tin của Yonhap, có khả năng Hàn Quốc "sẽ cử nhân sự đến Ukraine để theo dõi chiến thuật và năng lực chiến đấu của lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên triển khai tới hỗ trợ Nga".
Nếu được triển khai, nhóm này dự kiến sẽ bao gồm các quân nhân từ các đơn vị tình báo, những người có thể phân tích chiến thuật chiến trường của Bình Nhưỡng hoặc tham gia thẩm vấn người Triều Tiên bị bắt.
Động thái của Hàn Quốc bất chấp việc Nga cũng lên tiếng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì hợp tác với Triều Tiên và phát triển quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực vì "đó là quyền chủ quyền của chúng tôi".
Tổng thư ký Kao Kim Hourn chúc mừng Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương nhận nhiệm vụ và khẳng định Ban thư ký ASEAN sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với cá nhân Đại sứ cũng như Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam.
Công tố viên trưởng của Tòa Hình sự Quốc tế cho biết ông đang xin lệnh bắt Thủ tướng Israel và thủ lĩnh Hamas với cáo buộc về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại.
Quân đội Israel cho biết đã điều thêm hàng chục nghìn binh sĩ đến khu vực biên giới với Lebanon, đề phòng nhóm Hezbollah tấn công.
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã đạt được thỏa thuận nhận tội để chấm dứt việc bị giam giữ tại Anh, cho phép ông trở về quê hương Australia và khép lại một cuộc hành trình pháp lý nhiều năm.
Ngày 24/7, Anh và Đức ký tuyên bố phòng thủ chung, cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp quốc phòng, củng cố an ninh châu Âu và hỗ trợ Ukraine.
Ngày 25/5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tiếp diễn trong thời gian rất dài, thậm chí là nhiều thập kỷ hoặc tái diễn sau khi có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly ngày 29/5 tuyên bố nước này đang cung cấp vũ khí cho Ukraine và không hạn chế các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga.
Ngày 7/1, đài phát thanh Pakistan đưa tin, Hải quân nước này đã triển khai tàu chiến ra Biển Arab sau những sự cố gần đây về an ninh hàng hải.
Lực lượng an ninh Israel thông báo truy tố cặp vợ chồng bị bắt gần Tel Aviv với cáo buộc thu thập tin tình báo và tìm kiếm sát thủ cho Iran.