Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã đạt được thỏa thuận nhận tội để chấm dứt việc bị giam giữ tại Anh, cho phép ông trở về quê hương Australia và khép lại một cuộc hành trình pháp lý nhiều năm.
Muốn thoát khỏi nhà tù Anh, nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội, Australia nói gì? |
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange. (Nguồn: VOX) |
Theo hồ sơ tại Tòa án Quận phía Bắc Quần đảo Mariana của Mỹ công bố tối 25/6, ông Assange, 52 tuổi, đã đồng ý nhận tội danh hình sự về việc âm mưu lấy và tiết lộ các tài liệu mật về quốc phòng của Mỹ.
Tin liên quan |
Mỹ sẽ tìm cách dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks về nước Mỹ sẽ tìm cách dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks về nước |
Với thỏa thuận này, ông Assange dự kiến sẽ được tuyên án 62 tháng tù giam trong phiên xử diễn ra trên đảo Saipan thuộc Quần đảo Mariana vào 9h sáng 26/6, theo giờ địa phương (tức khoảng 6h sáng cùng ngày, theo giờ Hà Nội).
Thời gian 5 năm ông Assange ngồi tù tại Anh được tính vào án trên, do đó, dự kiến ông sẽ được trở về Australia sau khi kết thúc phiên xử.
Trong thông báo mới nhất sáng 25/6, WikiLeaks cho biết ông Assange đã rời nhà tù Anh và bay khỏi nước này để đến phiên tòa trên đảo Saipan.
Hãng tin AFP dẫn lời chính phủ Australia cùng ngày khẳng định đã biết về các thủ tục pháp lý của ông Assange, nói thêm rằng vụ việc của ông đã "kéo dài quá lâu" và việc tiếp tục giam giữ "sẽ chẳng mang lại lợi ích gì".
Năm 2010, WikiLeaks đã gây chấn động thế giới khi công bố hàng trăm nghìn tài liệu mật quân sự Mỹ liên quan chiến tranh Afghanistan và Iraq.
Đây được coi là vụ rò rỉ an ninh nghiêm trọng nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Bên cạnh tài liệu quân sự, WikiLeaks còn tiết lộ hàng loạt bức điện ngoại giao nhạy cảm.
Ông Assange bị truy tố dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump liên quan hành động công bố ồ ạt các tài liệu mật của Mỹ.
Nguồn gốc rò rỉ được xác định là Chelsea Manning, cựu phân tích tình báo quân sự Mỹ, người cũng bị truy tố theo Luật Gián điệp.
Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm nhiều loại phương tiện được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân trong những năm qua và mới đây nhất quốc gia này đã cho ra mắt tàu không người lái Haeil-2, chiếc tàu này đã trải qua vòng thử nghiệm thứ hai bắt đầu từ ngày 4 đến ngày 6/4, trong đó nó đã di chuyển hơn 1.000 km trên biển. Sự tồn tại của chiếc tàu không người lái chỉ mới được công bố vào đầu năm 2023, nhưng theo báo cáo nó đã được phát triển từ năm...
Triều Tiên công bố hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un thị sát hai mẫu UAV có hình dáng tương đồng với dòng RQ-4 Global Hawk và MQ-9 Reaper của Mỹ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar tổ chức lễ phát động kêu gọi củng hộ đồng bào thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên cơ sở khả năng và điều kiện.
Bà Sara Netanyahu, phu nhân Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, gửi thư cho Giáo hoàng Francis đề nghị ông hỗ trợ giải cứu các con tin Israel còn lại ở Gaza.
Ngoại trưởng Lebanon Habib nói thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trước khi bị hạ sát đã đồng ý ngừng bắn với Israel theo đề xuất của Pháp, Mỹ.
Tổ chức Khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu (EUMETSAT) đã hủy kế hoạch sử dụng tên lửa Ariane 6 do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phối hợp với tập đoàn ArianeGroup thực hiện, để chuyển sang hợp tác với công ty SpaceX của Mỹ.
Quân đội Ukraine dùng cưa cắt rời đạn chùm do Mỹ cung cấp, biến đạn con thành vũ khí gắn trên UAV để tập kích vị trí phòng thủ Nga.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/5 thông báo lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu dân sự ở thành phố Luhansk khiến 6 trẻ em bị thương.
Với việc Mỹ phát hiện nơi Nga có thể dùng để phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Những nghi vấn xung quanh Burevestnik dần được sáng tỏ.