Thượng tá Nguyễn Thành Lê, phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, cho biết sẽ có 6 lực lượng tham gia hướng dẫn, phân luồng khách và bảo vệ các hiện vật. Bảo tàng cũng sẽ áp dụng hệ thống đăng ký tham quan tự động trong thời gian tới.
Những ngày qua, đặc biệt là dịp cuối tuần, đã có hàng chục nghìn người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới.
Bên cạnh những hình ảnh đẹp của các cựu chiến binh, các bạn trẻ khám phá lịch sử, những em bé với sắc áo đỏ sao vàng… thì có không ít những hành động, hình ảnh xấu, phản cảm.
Đặc biệt, nhiều người bức xúc với hình ảnh người lớn trẻ nhỏ trèo lên nóc các hiện vật xe tăng, máy bay. Thậm chí là "chơi ngông" leo lên nóc bảo tàng để quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội lấy tiếng.
Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với thượng tá Nguyễn Thành Lê, phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, về vấn đề trên.
Thượng tá Nguyễn Thành Lê cho biết qua báo chí, mạng xã hội, ban giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã họp và chỉ đạo quyết liệt. Cụ thể, những ngày qua bảo tàng đã bố trí lực lượng tham gia phân luồng, hướng dẫn khách tham quan cũng như bảo vệ các hiện vật trưng bày.
Tuy nhiên theo ông Lê, bảo tàng mới với diện tích rộng, nhân lực lại mỏng nên hiện chưa thể đáp ứng hết khả năng đón khách nếu khách quá đông đổ dồn về cùng một lúc. Bảo tàng đang triển khai 6 lực lượng tham gia đón tiếp, phân luồng, bảo vệ, tuyên truyền.
Cụ thể, gồm bảo vệ vòng ngoài, bảo vệ hiện vật, hướng dẫn khách tham quan, phối hợp giữa hai phường Đại Bộ, Tây Mỗ, dân phòng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và sinh viên tình nguyện.
Tất cả các lực lượng trên sẽ định hướng, điều hướng giao thông, bố trí, sắp xếp tuyến lối cũng như phân luồng khách tham quan trong và ngoài bảo tàng.
"Hiện chúng tôi đã huy động được khoảng 60 người, chưa bao gồm lực lượng phối hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mời thêm khoảng 30 sinh viên của một số trường đại học, cao đẳng Hà Nội tham gia tình nguyện, hỗ trợ cùng bảo tàng", ông Lê thông tin.
Ngoài bố trí nhân lực, bảo tàng sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền, thông tin để định hướng khách tham quan, ngăn chặn những hành động phản cảm.
Thượng tá Nguyễn Thành Lê cho biết đã có các nội quy thông tin, các biển báo cảnh báo nhắc nhở và lực lượng trực tiếp trông coi hiện vật cũng như hướng dẫn viên trực tiếp tại chỗ trong thời gian qua.
Phía bảo tàng cũng đã lắp đặt các hệ thống biển báo, loa phát thanh, đèn cảnh báo, dây chăng… để thông báo khách tham quan không sờ, nắm, cầm, chạm, vẽ viết bậy, trèo lên hiện vật.
Thời gian tới, bảo tàng sẽ áp dụng việc đăng ký khách tham quan tự động như một số nước. Trong đó sẽ bố trí phân luồng hoặc giới hạn định mức có thể phục vụ khách tham quan. Nếu quá tải thì sẽ dừng lại.
Trong sáng 13-11, bảo tàng đã bố trí nhân sự trực tiếp hướng dẫn, nhắc nhở khách tham quan - Ảnh: LAN HƯƠNG
Trả lời Tuổi Trẻ về những trường hợp vi phạm tại bảo tàng, thượng tá Nguyễn Thành Lê cho biết nếu khách quá đông sẽ dùng các biện pháp nêu trên và nhắc nhở trực tiếp tại khu vực trưng bày.
Tuy nhiên sẽ dùng mọi biện pháp, cách thức để hạn chế tối đa những hành vi phản cảm như trước đây, cương quyết nhắc nhở dù quan điểm của bảo tàng là vẫn luôn vui vẻ, niềm nở và phải thuyết phục thay vì xung đột với khách.
Ông Lê cho biết Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thiết kế tuyến, lối mở rất nhiều. Nhiều tuyến, lối chưa được khai thác, có biển báo, biển cấm, chắn nhưng nhiều người vẫn không tuân thủ thì cái này nằm ở ý thức.
"Chúng tôi sẽ cương quyết xử lý theo luật định. Luật di sản văn hóa đã nêu nếu xâm phạm, ảnh hưởng đến các tài liệu, hiện vật có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.
Quy định, chế tài là vậy nhưng trước mắt bảo tàng vẫn mong muốn người dân, du khách tới tham quan cũng tự thấy những hành vi sai trái, lên án và hỗ trợ cùng bảo tàng trong công tác tuyên truyền", thượng tá Nguyễn Thành Lê chia sẻ.
Những hộ dân bị giải tỏa để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo thành cổ Diên Khánh (Khánh Hòa) sẽ tái định cư ở gần trung tâm văn hóa huyện và cầu sông Cạn, ngay thị trấn Diên Khánh.
Mạng xã hội Trung Quốc dậy sóng vì nhiều đoạn video cho thấy người lao động phải chịu nhiều hình phạt gây 'tổn thương nhân phẩm', trong đó có ăn khổ qua sống vì không đạt chỉ tiêu công việc.
Trẻ thường xuyên dùng thiết bị điện tử, không tham gia hoạt động ngoài trời, không đeo kính, không thăm khám định kỳ khiến độ cận tăng nhanh hơn.
Hòa chung không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng 27/2, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân, đưa thanh niên lên đường nhập ngũ.
Những người làm công việc phải ngồi nhiều, liên tục hai đến ba tiếng có thể mắc hội chứng 'mông chết' khiến cơ mông yếu đến mức 'quên cách hoạt động'.
Chiều 24/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Trà Vinh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 -2029 đã khai mạc, với sự tham gia của 200 đại biểu đại diện cho hơn 44.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Một nam bệnh nhân tại Hà Nội bỗng dưng phát hiện 'cậu nhỏ' sưng to bất thường kèm đau nhức. Tưởng rằng đây chỉ là triệu chứng đơn giản, sau khi bác sĩ kiểm tra mới phát hiện ung thư dương vật, phải cắt bỏ hoàn toàn dương vật.
Vide-Grenier Solidaire - hội chợ đồ cũ từ thiện tại Viện Trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF) hỗ trợ bệnh nhi Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM diễn ra ngày 9-12.
Hơn 100 đại biểu là tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ, gương làm nghìn việc tốt, tài năng trẻ, tấm gương vượt khó vươn lên, những phụ trách Đội tiêu biểu của TPHCM tham gia hành trình Em yêu tổ quốc Việt Nam đã 'cập bến' Thủ đô.