Bảo Ninh: Cuốn 'Nỗi buồn chiến tranh' không thể chữa lành cho tôi

21:30 16/11/2023

Nhà văn Bảo Ninh nói "nỗi buồn chiến tranh" là vết thương khó chữa lành trong ông, tại buổi trò chuyện với thầy trò khoa Văn ở TP HCM.

Năm 1993, khi cuốn Nỗi buồn chiến tranh gây chú ý văn đàn, Bảo Ninh từng có buổi giao lưu với thầy trò Khoa Ngữ văn tại Đại học Tổng hợp TP HCM (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). 30 năm sau, ông có dịp quay lại mái trường trong buổi trò chuyện thân mật với 40 sinh viên, giảng viên của khoa, sáng 16/11.

Mở đầu buổi giao lưu, Bảo Ninh cho biết không phải người nói giỏi, nên sẽ "trả lời chân thực và trực tiếp các câu hỏi chứ không hoa mỹ". Ông trông gầy hơn trước khá nhiều vì mới khỏe lại sau một trận ốm nặng. Tuy vẻ mệt mỏi vẫn thể hiện ở nét mặt, Bảo Ninh hào hứng trò chuyện khoảng ba giờ về những tản mạn quanh nghề viết.

Nhà văn nhận nhiều quan tâm xoay quanh tác phẩm để đời của ông - Nỗi buồn chiến tranh. Trước câu hỏi của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Phương Phương: "Giới trẻ bây giờ có khái niệm 'chữa lành', vậy Nỗi buồn chiến tranh chữa lành thế nào cho Bảo Ninh?", ông trả lời: "Nỗi buồn và những ám ảnh chiến tranh sẽ còn mãi mãi trong đời tôi. Tôi chỉ có thể trông chờ nỗi buồn ấy hết ở thế hệ sau mà thôi".

Thời hậu chiến là một thời kỳ gian khổ, do vậy những ký ức hay ám ảnh chiến tranh chìm đi trong bận rộn mưu sinh đời thường. Hiện nay, khi cuộc sống tốt đẹp hơn theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhiều đồng đội cũ của nhà văn có xu hướng nhớ và viết lại hồi ức thời chiến. Họ thường viết hồi ký và đưa cho Bảo Ninh đọc để được góp ý. Nhưng theo Bảo Ninh, ký ức về chiến tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn có vẻ mang màu sắc tươi sáng. Nhưng thật ra chiến tranh là rất khốc liệt.

Ông nhập ngũ từ năm 1969 đến năm 1977. Sau chiến tranh, ở tuổi 23, ông được giữ lại làm công tác chính sách, đi tìm và thu nhặt hài cốt liệt sĩ.

Đoàn tàu ngày trước chở Bảo Ninh khi nhập ngũ là khoảng 500 người, nhưng sau chiến tranh quay về chỉ còn khoảng 50 người, rất ít người nguyên vẹn. Ký ức về chiến tranh ám ảnh ông dai dẳng. Mỗi khi ăn cơm, ông chỉ nhớ đến mùi vị bữa cơm của lính.

"Người Việt Nam có vẻ không quen thể hiện sự đau đớn ra bên ngoài. Tôi đã gặp nhiều bà mẹ có con cái hy sinh hết, nhưng họ vẫn có vẻ ngoài bình thản. Họ quen chôn giấu cảm xúc trong lòng và sứ mệnh của nhà văn là phải nói được tiếng lòng của nhân dân. Cho nên tôi rất ghét đọc những tác phẩm tươi sáng về chiến tranh kiểu như 'đường ra trận mùa này đẹp lắm' ", Bảo Ninh nêu quan điểm.

Nhìn lại những năm tháng đã qua, Bảo Ninh cho biết khâm phục và mang ơn những nông dân Việt Nam trong năm tháng chiến tranh và sau khi đổi mới. "Đối với tôi, đó là những người nông dân vĩ đại. Những người lính cùng thời với tôi là thế hệ vĩ đại bởi những gì mà họ đã trải qua trên chiến trường", tác giả cho biết.

Nhà văn Bảo Ninh và Giáo sư - Tiến sĩ Huỳnh Như Phương (trái) ở buổi giao lưu. Ảnh: Hà Thanh Vân

Nhà văn mở đầu cuộc nói chuyện bằng những lời tâm sự về chính cuộc đời viết lách. Quê gốc ở Quảng Bình, sống ở Hà Nội, thời phổ thông, môn văn của Bảo Ninh không bao giờ quá ba điểm (thang điểm năm). Khi học ở Trường Viết văn Nguyễn Du, ông ít khi tập trung học, đi chơi là chính. Nhà văn tự cho rằng bản thân không được đào tạo bài bản cho nên chỉ viết văn theo kiểu nghĩ gì viết nấy.

Khi Bảo Ninh tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, ông viết một bản thảo để làm tác phẩm tốt nghiệp. Đó chính là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, nhưng bản thảo bị mất và sau đó viết lại thì có khác đi. Năm 1991, NXB Hội Nhà văn in tác phẩm này và khi tác phẩm ra đời khiến ông vướng nhiều hệ lụy đến nỗi dừng viết văn để đi buôn mưu sinh.

Sau này, nhiều nhà văn như Nguyên Ngọc, Chu Lai, Nguyễn Kiên, Lê Lựu và các đồng đội cũ khuyên Bảo Ninh tiếp tục viết, "không vì danh tiếng, mà viết để đền ơn đáp nghĩa thế hệ của mình".

Sau những tâm sự về cuộc đời viết văn, nhà văn Bảo Ninh trả lời nhiều câu hỏi của độc giả dự buổi giao lưu.

Sinh viên Bảo Khang cho biết chính vì tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh mà quyết định thi vào khoa Văn học. "Em muốn biết ký ức chiến tranh có liên quan gì đến việc sáng tạo của nhà văn. Có một luồng dư luận từ nhiều năm nay cho rằng sách khi xuất bản ở Việt Nam đã bị kiểm duyệt một số đoạn. Vậy những đoạn bị kiểm duyệt có ảnh hưởng gì đến nội dung tác phẩm hay không?", sinh viên đặt câu hỏi.

Theo Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh được in vào đầu thời kỳ Đổi mới và không hề bị cắt xén, kiểm duyệt. NXB Hội Nhà văn chỉ đổi tên là Thân phận của tình yêu để bán sách cho chạy hơn vì lúc đó sách có đề tài về chiến tranh không ăn khách, chứ không phải vì lý do chính trị. Chính chuyện tác phẩm không hề bị cắt xén gì cũng làm ông ngạc nhiên. Thời đó, NXB Hội Nhà văn hầu như không có kinh phí để in sách cho các tác giả và họ chỉ đầu tư in sách cho nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Còn hai nhà văn Dương Hướng và Bảo Ninh thì do nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến bỏ tiền đầu tư in sách, tiền nhuận bút tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh chỉ đủ một chầu bia, Bảo Ninh kể.

Tác phẩm dù được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, được nhà văn Nguyên Ngọc lúc ấy là lãnh đạo văn nghệ khen ngợi, nhiều nhà văn và công chúng ca tụng. Nhưng sau đó, cuốn sách "bị đánh" nhiều trên báo chí. Khi câu chuyện này được nhắc lại, Bảo Ninh cho biết dù sao đây cũng là chuyện của một thời đã qua.

"Giờ tôi đã có thể bình thản nhìn lại như một biến cố của cuộc đời viết văn", ông nói.

Hà Thanh Vân

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Cảnh quay có kỹ xảo giả trân nhất phim Trung Quốc

Cảnh quay có kỹ xảo giả trân nhất phim Trung Quốc

13:30 22/08/2023

Phim truyền hình Trung Quốc gây bức xúc vì những cảnh quay vô lý, thiếu thực tế, xử lý kỹ xảo qua loa. Thậm chí, những dự án bom tấn của Dương Tử, Địch Lệ Nhiệt Ba, Triệu Lệ Dĩnh cũng bị chê.

Oppenheimer, bom nguyên tử và sự bối rối của khán giả Nhật

Oppenheimer, bom nguyên tử và sự bối rối của khán giả Nhật

15:20 01/04/2024

Oppenheimer vừa ra rạp tại Nhật Bản, muộn 8 tháng so với phần còn lại của thế giới. Đây là quốc gia duy nhất từng hứng chịu hậu quả của vũ khí hạt nhân.

Giáo viên trường nghệ thuật tự tử sau khi bị loạt nữ sinh tố lạm dụng tình dục

Giáo viên trường nghệ thuật tự tử sau khi bị loạt nữ sinh tố lạm dụng tình dục

09:00 30/05/2023

Vụ án tấn công tình dục hàng loạt trong trường nghệ thuật ở Hàn Quốc buộc phải khép lại sau khi nghi phạm chính qua đời do tự tử. Tuy nhiên, nạn nhân của tên “yêu râu xanh” chưa thể trở lại trường học do bị tổn thương tâm lý nặng nề.

Hành động khiến Thanh Thủy được khen ở Hoa hậu Quốc tế

Hành động khiến Thanh Thủy được khen ở Hoa hậu Quốc tế

16:00 05/11/2024

Hành động của Thanh Thủy trong hậu trường phần thi trang phục dân tộc nhận được sự khen ngợi của các khán giả trong nước và quốc tế.

Cao trai 14 tuổi cao gần 1,8 m của Hồ Ngọc Hà - Cường Đô La

Cao trai 14 tuổi cao gần 1,8 m của Hồ Ngọc Hà - Cường Đô La

07:00 02/06/2024

Subeo - con trai Cường Đô La và vợ cũ, ca sĩ Hồ Ngọc Hà - được mọi người khen lớn phổng phao, gương mặt giống y bố và thừa hưởng chiều cao của mẹ.

Trạm cứu hộ trái tim tập 13: Hà tuyên chiến với Nghĩa, ông Trung chuẩn bị vào tù

Trạm cứu hộ trái tim tập 13: Hà tuyên chiến với Nghĩa, ông Trung chuẩn bị vào tù

12:10 06/04/2024

Sau màn lật mặt phũ phàng của Nghĩa (Quang Sự), Ngân Hà (Hồng Diễm) dù rất đau khổ nhưng vẫn gắng gượng để chăm sóc cho bố và chuẩn bị đối đầu với gã chồng bội bạc. Trong tập 13 của phim Trạm cứu hộ trái tim, Hà gặp Nghĩa và tuyên bố: 'Anh đã mất bao công chuẩn bị như vậy, mất bao thời gian, lập ra bao kế hoạch thì tôi và bố tôi, dù chỉ còn một chút hơi tàn cũng không bao giờ để cho anh đạt được mục đích đâu'. Preview phim 'Trạm cứu hộ trái tim'...

Hai cô gái “tắm tiên” ở Hồ Gươm: Đưa tin “fake”, bị phạt sao?

Hai cô gái “tắm tiên” ở Hồ Gươm: Đưa tin “fake”, bị phạt sao?

07:30 17/05/2023

Chiều 16/5, mạng xã hội lan truyền clip dài 26 giây ghi lại cảnh 2 cô gái cởi đồ, trùm kín đầu và xuống tắm ở hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Clip nhanh chóng lan truyền chóng mặt khiến cư dân mạng bức xúc. Kiến ThứcĐoạn clip ghi lại cảnh 2 bạn trẻ tắm gội ở Hồ Gươm khiến nhiều người bức xúc. Ảnh: Chụp màn hình1 Theo clip ghi lại, thời điểm hai cô gái tắm ở hồ Gươm có nhiều người dân đi dạo, ngồi ghế hóng mát bên hồ. Thậm chí có những người...

Sở Văn hóa và Thể thao xác minh vụ mặc đồ thanh niên xung phong tại quán karaoke

Sở Văn hóa và Thể thao xác minh vụ mặc đồ thanh niên xung phong tại quán karaoke

07:30 22/03/2024

Chiều 19/3, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh gây nhiều tranh cãi tại quán karaoke Paris Club Linh Đàm cơ sở 2, chung cư HUD2 Twin Towers, Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Theo đó, trong video một nhóm người mặc đồ được cho là giống trang phục thanh niên xung phong vào quán karaoke, đi ngang qua và lần lượt bắt tay các nữ nhân viên của quán. Tiếp đó, hình ảnh chuyển đến bên trong phòng hát và nhóm người này nhảy múa phản cảm...

Lý Hải độc chiếm rạp chiếu

Lý Hải độc chiếm rạp chiếu

07:20 30/04/2024

'Lật mặt 7: Một điều ước' không chỉ vượt mặt mà còn bỏ xa các đối thủ trên đường đua doanh thu phòng vé. Tác phẩm liên tục phá vỡ kỷ lục của thương hiệu, nhiều khả năng sẽ độc chiếm rạp chiếu trong vài tuần tới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới