Bảo Ninh: Cuốn Nỗi buồn chiến tranh không thể chữa lành cho tôi

18:10 16/11/2023

Trò chuyện với thầy trò khoa Văn học tại TP HCM, nhà văn Bảo Ninh cho biết "nỗi buồn chiến tranh" là vết thương khó chữa lành trong ông.

Năm 1993, khi cuốn Nỗi buồn chiến tranh gây chú ý văn đàn, Bảo Ninh từng có buổi giao lưu với thầy trò Khoa Ngữ văn (nay là khoa Văn học) tại Đại học Tổng hợp TP HCM (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). 30 năm sau, ông có dịp quay lại mái trường trong buổi trò chuyện thân mật với 40 sinh viên, giảng viên của khoa, sáng 16/11.

Mở đầu buổi giao lưu, Bảo Ninh cho biết không phải người nói giỏi, nên sẽ "trả lời chân thực và trực tiếp các câu hỏi chứ không hoa mỹ". Ông trông gầy hơn trước khá nhiều vì chỉ mới khỏe lại sau một trận ốm nặng. Tuy vẻ mệt mỏi vẫn thể hiện ở nét mặt, Bảo Ninh hào hứng trò chuyện khoảng ba giờ về những tản mạn quanh nghề viết.

Nhà văn nhận nhiều quan tâm xoay quanh tác phẩm để đời của ông - Nỗi buồn chiến tranh. Trước câu hỏi của tiến sĩ Trần Thị Phương Phương: "Giới trẻ bây giờ có khái niệm 'chữa lành', vậy tác phẩm chữa lành thế nào cho Bảo Ninh khỏi những vết thương chiến tranh?", Bảo Ninh trả lời: "Nỗi buồn và những ám ảnh chiến tranh sẽ còn mãi trong đời tôi. Tôi chỉ có thể trông chờ nỗi buồn ấy hết vào thế hệ sau mà thôi".

Thời hậu chiến là một thời kỳ gian khổ, do vậy những ký ức hay ám ảnh chiến tranh chìm đi trong bận rộn mưu sinh đời thường. Hiện nay, khi cuộc sống tốt đẹp hơn theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhiều đồng đội cũ của nhà văn có xu hướng nhớ lại và viết lại những hồi ức thời chiến. Họ thường viết hồi ký và đưa cho Bảo Ninh đọc để được góp ý.

Nhà văn Bảo Ninh cho biết sau nhiều năm, ký ức về chiến tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn có vẻ mang màu sắc tươi sáng. Nhưng thật ra chiến tranh là rất khốc liệt.

Đoàn tàu ngày trước chở Bảo Ninh khi nhập ngũ là khoảng 500 người, nhưng sau chiến tranh quay về chỉ còn khoảng 50 người, rất ít người nguyên vẹn. Ký ức về chiến tranh ám ảnh ông dai dẳng. Mỗi khi ăn cơm, ông chỉ nhớ đến mùi vị bữa cơm của lính.

"Người Việt Nam có vẻ không quen thể hiện sự đau đớn ra bên ngoài. Tôi đã gặp nhiều bà mẹ có con cái hy sinh hết, nhưng họ vẫn có vẻ ngoài bình thản. Họ quen chôn giấu cảm xúc trong lòng và sứ mệnh của nhà văn là phải nói được tiếng lòng của nhân dân. Cho nên tôi rất ghét đọc những tác phẩm tươi sáng về chiến tranh kiểu 'đường ra trận mùa này đẹp lắm' ", Bảo Ninh nói.

Nhìn lại những năm tháng đã qua, Bảo Ninh cho biết khâm phục và mang ơn những nông dân Việt Nam trong năm tháng chiến tranh và sau khi đổi mới. "Đối với tôi, đó là những người nông dân vĩ đại. Những người lính cùng thời với tôi là thế hệ vĩ đại bởi những gì mà họ đã trải qua trên chiến trường", tác giả cho biết.

Tác giả mở đầu cuộc nói chuyện bằng những lời tâm sự về chính cuộc đời viết văn của ông. Quê gốc ở Quảng Bình, sống ở Hà Nội, thời phổ thông, môn văn của Bảo Ninh không bao giờ quá ba điểm (thang điểm năm). Khi học ở Trường Viết văn Nguyễn Du, nhà văn cũng ít khi tập trung học, đi chơi là chính. Nhà văn tự cho rằng bản thân ông không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cho nên văn chương của ông cũng viết theo cảm xúc và suy nghĩ riêng.

Ông nhập ngũ từ năm 1969 đến năm 1977. Sau chiến tranh, ở tuổi 23, ông được giữ lại làm công tác chính sách, đi tìm và thu nhặt hài cốt liệt sĩ.

Khi Bảo Ninh tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, ông viết một bản thảo để làm tác phẩm tốt nghiệp. Đó chính là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, nhưng bản thảo bị mất và sau đó viết lại thì có khác đi. Năm 1991, NXB Hội Nhà văn in tác phẩm này và khi tác phẩm ra đời khiến ông vướng nhiều hệ lụy đến nỗi dừng viết văn để đi buôn mưu sinh.

Sau này, nhiều nhà văn như Nguyên Ngọc, Chu Lai, Nguyễn Kiên, Lê Lựu và các đồng đội cũ khuyên Bảo Ninh tiếp tục viết, "không vì danh tiếng, mà viết để đền ơn đáp nghĩa thế hệ của mình".

Nhà văn Bảo Ninh và tiến sĩ Huỳnh Như Phương (trái) ở buổi giao lưu. Ảnh: Hà Thanh Vân

"Sứ mệnh của nhà văn là nói được tiếng lòng của nhân dân"

Sau những tâm sự về cuộc đời viết văn, nhà văn Bảo Ninh trả lời nhiều câu hỏi của độc giả dự buổi giao lưu.

Sinh viên Bảo Khang cho biết chính vì tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh mà sinh viên này quyết định thi vào học khoa Văn học. "Em muốn biết ký ức chiến tranh có liên quan gì đến việc sáng tạo của nhà văn. Có một luồng dư luận từ nhiều năm nay cho rằng Nỗi buồn chiến tranh khi xuất bản ở Việt Nam đã bị kiểm duyệt một số đoạn. Vậy những đoạn bị kiểm duyệt có ảnh hưởng gì đến nội dung tác phẩm hay không?".

Theo Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh được in vào đầu thời kỳ đổi mới và không hề bị cắt xén, kiểm duyệt. NXB Hội Nhà văn chỉ đổi tên là Thân phận của tình yêu để bán sách cho chạy hơn vì thời đó sách có đề tài về chiến tranh không ăn khách, chứ không phải vì lý do chính trị. Chính chuyện tác phẩm không hề bị cắt xén gì cũng làm ông ngạc nhiên. Thời đó, NXB Hội Nhà văn hầu như không có kinh phí để in sách cho các tác giả và họ chỉ đầu tư in sách cho nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Còn hai nhà văn Dương Hướng và Bảo Ninh thì do nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến bỏ tiền đầu tư in sách, tiền nhuận bút tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh chỉ đủ một chầu bia, Bảo Ninh kể.

Tác phẩm dù được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, được nhà văn Nguyên Ngọc lúc ấy là lãnh đạo văn nghệ khen ngợi, nhiều nhà văn và công chúng ca tụng. Nhưng sau đó, cuốn sách "bị đánh" nhiều trên báo chí. Khi câu chuyện này được nhắc lại, Bảo Ninh cho biết dù sao đây cũng là chuyện của một thời đã qua. "Giờ tôi đã có thể bình thản nhìn lại như một biến cố của cuộc đời viết văn", ông nói.

Hà Thanh Vân

Có thể bạn quan tâm
Thu Quỳnh phủ nhận bị bạn trai bỏ, con không có bố

Thu Quỳnh phủ nhận bị bạn trai bỏ, con không có bố

08:30 08/04/2024

Thu Quỳnh khẳng định cô chọn làm mẹ đơn thân đơn giản vì không muốn tái hôn, không thích làm đám cưới cũng như ràng buộc với nhau trên giấy tờ.

TikToker 55,8 triệu người theo dõi bị bắt

TikToker 55,8 triệu người theo dõi bị bắt

06:30 24/12/2023

Seo Won Jeong đối mặt 7 năm tù giam nếu bị kết án chuốc thuốc ngủ, tấn công tình dục phụ nữ. Sau khi bị tạm giam, TikToker 55,8 triệu người theo dõi nói đôi bên có sự đồng thuận.

Lam Trường xúc động khi con trai đầu tốt nghiệp trung học tại Mỹ

Lam Trường xúc động khi con trai đầu tốt nghiệp trung học tại Mỹ

07:10 26/05/2024

Ca sĩ Lam Trường gây chú ý khi vừa đăng tải khoảnh khắc dự lễ tốt nghiệp của con trai đầu lòng Kiến Văn (con chung với vợ cũ Ý An) tại Mỹ. Đây là lần hiếm hoi anh chủ động đăng tải ảnh chụp với con trai sau nhiều năm. Lam Trường chia sẻ: 'Hôm nay dự lễ tốt nghiệp trung học của con mà xúc động quá, Kiến Văn của ba chuẩn bị vào đại học rồi'. Khoảnh khắc bên con của nam ca sĩ nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ. Dưới phần bình luận, nhiều...

Chí Trung đáp trả tin đồn được bạn gái “bao nuôi”

Chí Trung đáp trả tin đồn được bạn gái “bao nuôi”

16:00 22/05/2023

Mới đây, trong cuộc phỏng vấn với Dân Trí, Chí Trung phủ nhận tin đồn được bạn gái “bao nuôi”. “Có thể, họ thấy tôi có bạn gái trẻ đẹp, giỏi giang nên họ đồn vậy thôi. Tôi khẳng định, tôi và Ý Lan đến với nhau vì tình yêu, sự chân thành không nhuốm màu vật chất. Chúng tôi đến với nhau vì tìm thấy được sự an yên về tâm hồn, bên nhau thấy an toàn, hạnh phúc chứ không như người ta tưởng tượng”, Chí Trung nói. Trước đó, bạn gái Chí Trung cho biết,...

Cái kết của thương hiệu điện ảnh ăn khách nhất Hàn Quốc

Cái kết của thương hiệu điện ảnh ăn khách nhất Hàn Quốc

22:00 21/01/2024

Với sự đầu tư mạnh về mảng hành động, bom tấn “Đại hải chiến Noryang: Biển chết” vẫn thành công khi tái hiện trận hải chiến ác liệt nhất lịch sử Triều Tiên. Song, kịch bản phim còn dễ đoán vì đi theo mô-típ quen thuộc.

Huy Khánh dậy từ 2 giờ sáng, rong ruổi khắp các nẻo đường kiếm việc mưu sinh

Huy Khánh dậy từ 2 giờ sáng, rong ruổi khắp các nẻo đường kiếm việc mưu sinh

11:30 21/07/2023

Trong tập 3 của Đệ nhất mưu sinh, dàn nghệ sĩ sẽ tiếp tục đối mặt với thử thách mưu sinh khó nhằn ở tỉnh Tây Ninh. Sau cơn bão do Kim Tử Long gây ra, Duy Khánh - Huy Khánh - Quỳnh Lý tưởng rằng sẽ tiếp tục công cuộc đi xin việc làm một cách nhẹ nhàng, nào ngờ vị khách mời đặc biệt tiếp theo xuất hiện khiến nhà chung trở nên rối loạn. Ngay từ khi mới đến nhà chung, “Chị Ca Nô” Lê Nhân đã không để cho bộ 3 được yên. Lê Nhân liên tục hò hét, yêu...

Phó Chủ tịch TP.HCM: Mong thu hút thêm đầu tư từ Liên hoan phim Quốc tế

Phó Chủ tịch TP.HCM: Mong thu hút thêm đầu tư từ Liên hoan phim Quốc tế

10:10 07/04/2024

Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM lần đầu tiên (HIFF 2024) khai mạc tại Nhà hát Thành phố tối 6/4 với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ trong và ngoài nước. Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức khẳng định: 'TP.HCM là thị trường lớn về lĩnh vực sản xuất, phát hành phim của cả nước; với lực lượng nhà làm phim hùng hậu và số lượng lớn phim sản xuất hàng năm rất đa dạng, phong phú và nhiều thể loại. Chính vì vậy, việc TP.HCM đăng...

10 nữ thần Hong Kong sinh sau năm 2000

10 nữ thần Hong Kong sinh sau năm 2000

07:20 21/02/2024

Trong những năm 1980 và 1990, Hong Kong (Trung Quốc) là nơi sản sinh ra vô số mỹ nhân nức tiếng châu Á. Tuy nhiên, theo thời gian, họ già đi, nhường chỗ cho lớp hậu bối. Đầu năm 2023, cư dân mạng đã bầu ra Top 10 nữ thần Hong Kong sinh sau năm 2000 được yêu thích nhất. Đa số đều hoạt động ở lĩnh vực âm nhạc.

Ảnh đón Tết Độc Lập cùng người H’Mông ở thượng nguồn sông Chảy

Ảnh đón Tết Độc Lập cùng người H’Mông ở thượng nguồn sông Chảy

07:50 01/09/2023

ĐÌNH NAMĐồng bào dân tộc H'Mông ở Si Ma Cai, thượng nguồn sông Chảy, vui đón Tết Độc Lập 2/9 năm nay. (Ảnh: ĐÌNH NAM)1 Si Ma Cai được coi là vùng đất cổ nhất Lào Cai, với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đông nhất là đồng bào dân tộc H’Mông, ở các bản làng trên núi cao chót vót và dọc hai bờ sông Chảy hùng vĩ. Những năm gần đây, đồng bào tập trung phát triển mạnh du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa bản địa, thu hút du khách trong và ngoài nước,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra