Chưa hết năm học, nhiều nhà trường đã rục rịch yêu cầu phụ huynh đăng kí mua sách giáo khoa tại trường.
Trường học thành kênh phân phối sách giáo khoa
Từ nhiều năm nay, cứ kết thúc năm học, các trường lại làm thay phần việc của các công ty phát hành sách là thông báo cho phụ huynh mua sách cho năm học mới. Việc này diễn ra ở các trường học ở nhiều tỉnh, thành phố.
Rất nhiều phụ huynh than phiền, danh mục sách các trường ban hành có kèm theo rất nhiều sách bài tập, sách tham khảo có tổng giá thành cao hơn rất nhiều so với giá một bộ sách khoa cơ bản.
Chẳng hạn, như danh mục sách lớp phục vụ lớp 9 năm học 2023 - 2024 của Trường THCS Phú Diễn A (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), có đến đến hơn 50 đầu sách. Danh mục được chia làm 2 phần: Phần 1 là sách giáo khoa và sách bài tập với 40 đầu sách. Phần 2 là sách tự chọn bao gồm 14 đầu sách.
Khi nhìn vào danh mục sách nhà trường đưa ra, phụ huynh đều hiểu, phần 1 sẽ là sách bắt buộc phải có. Phần 2 sẽ là sách tự chọn.
Dù vậy, cô Vũ Thị Minh Ngân - Hiệu trưởng Trường THCS Phú Diễn A (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) liên tục khẳng định, việc mua sách hoàn toàn do phụ huynh tự nguyện đăng kí. Nhà trường không hề ép buộc, kể cả với các đầu mục sách giáo khoa.
Không riêng Trường THCS Phú Diễn A, rất nhiều trường học khác hiện nay cũng chưa minh bạch trong việc bán sách giáo khoa. Rất nhiều đầu sách bài tập được kê thêm vào danh mục, được đóng chung thành 1 bộ khiến phụ huynh nhầm tưởng tất cả đều là bắt buộc.
Một giáo viên THCS tại tỉnh Khánh Hoà chia sẻ, sở dĩ, việc trường học trở thành kênh phân phối sách giáo khoa là do phía sau có câu chuyện "hoa hồng" hay còn gọi là "chi phí cảm ơn" từ các đơn vị, nhà xuất bản.
"Hiệu trưởng yêu cầu các giáo viên lập danh sách học sinh đăng kí mua sách giáo khoa cho năm học mới. Riêng khoản hoa hồng, con số chính xác chỉ duy nhất Hiệu trưởng và các nhà xuất bản nắm được. Giáo viên chúng tôi cũng chỉ thực hiện theo chỉ đạo từ cấp trên" - giáo viên này chia sẻ.
Từ năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hoà đã có công văn gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở về việc đồng phục học sinh và các khoản thu năm học 2022-2023.
Văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức bán sách giáo khoa, vở học sinh, dụng cụ học tập của học sinh trong nhà trường. Nhà trường chỉ thông báo và hướng dẫn cho phụ huynh học sinh.
Cũng theo giáo viên này, thông báo trên được thực thi, khiến phụ huynh, giáo viên cảm thấy bớt phần gánh nặng. Phụ huynh thoải mái hơn trong việc mua sách cho con. Còn phía giáo viên, cũng bớt những công việc "ngoài chuyên môn".
"Phụ huynh, giáo viên rất ủng hộ quyết định trên của Khánh Hoà. Năm nay, các trường chỉ công bố danh mục sách giáo khoa dùng cho năm học tới. Phụ huynh sẽ căn cứ vào đó để mua đúng loại sách cho con. Các tỉnh khác cũng nên học tập Khánh Hoà" - vị giáo viên nói.
Có nên cấm bán sách giáo khoa trong trường học?
Bên cạnh quan điểm ủng hộ cấm bán sách trong trường học, cũng có những ý kiến khác cho rằng, việc các trường bán sách giáo khoa trong trường không sai và hỗ trợ phụ huynh, học sinh. Nhưng cần thực hiện sao cho công khai, minh bạch và quan trọng là không ép buộc phụ huynh, hay nhập nhèm giữa các đầu sách.
Chị Lê Quỳnh Liên (huyện Đông Anh, Hà Nội) nhiều năm nay đều đăng kí mua sách giáo khoa cho con tại trường. Con gái chị Liên là lứa học sinh đầu tiên theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sách giáo khoa mới, cộng thêm việc có nhiều đơn vị xuất bản khiến chị Liên cảm thấy khó khăn trong việc tìm mua đủ sách cho con.
"Trường sẽ chọn sách từ nhiều đơn vị xuất bản, mỗi môn 1 loại chứ không lấy riêng cả bộ sách của đơn vị xuất bản nào nên phụ huynh rất khó tìm mua đủ cho con. Trừ khi các con chỉ dùng 1 bộ sách như trước kia thì phụ huynh mới thuận tiện trong việc tự mua" - chị Liên nói.
Liên quan đến vấn đề này, chị Lê Minh Phương (Thanh Hoá) cho rằng, cơ quan quản lí cần giám sát chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng bán sách giáo khoa "bia kèm lạc" như các trường hiện nay thực hiện.
"Nếu nhà trường chỉ đưa ra danh mục của sách giáo khoa, không kèm theo bất kỳ loại sách bài tập, sách tham khảo nào thì phụ huynh chúng tôi rất ủng hộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quát triệt việc mua bán sách giáo khoa tại các trường học. Nếu có trường nào đưa thêm sách bài tập, sách tham khảo vào danh mục và yêu cầu phụ huynh đăng kí dưới bất kỳ hình thức nào đều cần được xử lí thật nghiêm" - chị Phương chia sẻ.
Hàng chục gốc phượng cổ thụ tỏa bóng mát trên phố Hoàng Văn Thụ, TP Pleiku (Gia Lai), bị cưa ngang thân trong tiếc nuối của người dân.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025.
Trận lở tuyết xảy ra gần đỉnh núi Alphubel cao 4.000m ở khu vực Saas-Fee, bang Wallis, Tây Nam Thụy Sĩ khiến 9 người bị thương trong khi lực lượng cứu hộ được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cũng đã cảnh báo về nguy cơ lũ lụt tiếp diễn trên khắp cả nước Somalia, ước tính sẽ ảnh hưởng đến 1,2 triệu người sinh sống ở những khu vực ven sông.
Từ năm học tới, nhiều trường đại học sẽ tăng học phí . Dù lộ trình đã được báo trước nhưng đây vẫn là một gánh nặng lớn với nhiều...
Nhiều trường đại học đã mời học sinh trung học phổ thông đến tham quan, trải nghiệm 1 ngày làm sinh viên.
Vì nhu cầu của phụ huynh cao hơn chỉ tiêu, nên thay vì xét tuyển bằng học bạ và các tiêu chí phụ, nhiều trường THCS tại quận 4, 7, TP Thủ Đức muốn tổ chức thi tuyển.
Vụ nổ xảy ra vào cuối ngày 14/3 tại Sutatausa, cách thủ đô Bogota 75km về phía Bắc, giới chức sở tại cho biết những người bị mắc kẹt dưới lòng đất đang ở độ sâu khoảng 700-900m.
BBC đã gặp một nhóm 10 người Việt đang tìm cách nhập cư lậu vào Anh để trốn nợ ở quê nhà và đồng thời chứng kiến 5 người từ hai nhóm di cư khác chết do tranh nhau lên thuyền để vượt biển vào Anh.