'Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế' (cửu đỉnh) vừa được ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
Ngày 8-5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết hồ sơ Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế vừa chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
Theo đó, hội nghị toàn thể lần thứ 10 của ủy ban trên đang diễn ra tại Mông Cổ đã xem xét 20 hồ sơ đề nghị xét duyệt di sản tư liệu thế giới của 10 quốc gia: Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia, Bangladesh, Uzbekistan, Mông Cổ và Việt Nam.
Đại diện Việt Nam đã trình hồ sơ Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế và được hội nghị thông qua.
Bà Lê Thị Hồng Vân, quyền vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao), chia sẻ đây là niềm vui không chỉ đối với riêng Thừa Thiên Huế, mà còn là niềm vinh dự và tự hào của tất cả người dân Việt Nam.
Bà Vân nói rằng việc hồ sơ lần này được ghi danh đã nâng tổng số các danh hiệu, di sản UNESCO công nhận mà Việt Nam sở hữu lên 68 danh hiệu, góp phần thực hiện vượt mục tiêu của "Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030".
Ông Lê Công Sơn, phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết hồ sơ Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế chính thức trở thành di sản tư liệu thế giới được ghi danh thực sự là niềm vui và vinh dự của tỉnh Thừa Thiên Huế, khi đây là di sản thứ 8 được ghi danh là di sản thế giới.
"Điều này đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của di sản văn hóa Huế trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh về lâu dài.
Đặc biệt đây sẽ là động lực to lớn để sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế", ông Sơn nói.
Theo Cục Di sản văn hóa, Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là dương bản duy nhất, hiện đặt trước sân Thế tổ miếu trong Hoàng cung Huế, gồm 162 hình ảnh và chữ Hán được vua Minh Mạng cho đúc tại Huế vào năm 1835 và hoàn thành năm 1837.
Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi các giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.
Đặc biệt, những bản đúc này đề cao thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Cụ thể, vua Minh Mạng đã đặt tên người phụ nữ lên dòng kênh để ghi dấu công lao - điều hiếm thấy dưới chế độ phong kiến.
Đáng lưu ý nhất là nghệ thuật đúc đồng và kỹ thuật của người thợ để tạo nên tác phẩm đặc sắc, độc đáo.
Do ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa phương Đông về quan niệm con số "9" và đúc chín đỉnh là bao hàm ý nghĩa tính thống nhất và trường tồn của triều đại.
Các bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đảm bảo tính nguyên vẹn, là "nhân chứng" lịch sử chứng kiến sự thăng trầm của triều đại.
Điều quan trọng nhất là di sản tư liệu này được thể hiện dưới dạng hình ảnh và chữ Hán vẫn còn nguyên vẹn, ngay cả vị trí đặt chín chiếc đỉnh cũng chưa từng bị dịch chuyển.
Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế còn lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.
Di sản tư liệu đã được nhất trí ghi danh với sự đồng thuận đánh giá cao của Ủy ban chương trình Ký ức thế giới và các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cửu đỉnh trong hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837, được đặt trước sân Thế Tổ Miếu ngay từ khi ra đời cho đến hiện nay.
Vua Minh Mạng cho đúc cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam thời bấy giờ với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên cửu đỉnh, cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa cửu đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia.
Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.
Trước đó, vào năm 2016, di sản Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cũng được công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Một số hình ảnh của di sản tư liệu thế giới của Việt Nam mới được công nhận:
Anh sinh năm 1993, quê ở Thái Bình, làm công việc về lĩnh vực phân phối phụ tùng ôtô ở Hà Nội.
Võ Thị Bình Nhi, cô gái sinh năm 1998, gốc Huế là một trong những đại biểu chính thức của Việt Nam có mặt trong chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) 2024.
Bộ sưu tập tranh cổ động về phong trào Thi đua ái quốc từ thời kháng chiến chống Pháp tới nay đang được giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Không chỉ nữ giới, nam giới ngày nay cũng chịu nhiều áp lực về tâm lý, đặc biệt là định kiến giới.
Ngày 26/11, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức ngày hội Học sinh 3 tốt và tuyên dương giáo viên trẻ tiêu biểu.
Đi xem bảo tàng tưởng là chuyện đơn giản, nhưng đằng sau đó là cả một nét văn hóa lâu đời, được nuôi dưỡng và duy trì qua nhiều thế hệ.
Mới đây, Khoa Ngoại tổng hợp - Chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp người bệnh L.V.T. (46 tuổi, trú tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) nhập viện trong tình trạng 1/3 dưới cẳng tay phải sưng nề biến dạng, lệch trục chi, vận động cẳng tay phải hạn chế. Thông tin trên VTV cho biết, cách vào viện 2 tháng, người bệnh bị ngã chống tay phải xuống nền cứng và bị gãy xương quay tay phải. Tuy nhiên, bệnh nhân khi đó không...
'Học xong đại học đi làm, sau đó lại học trung cấp hay học lên thạc sĩ, tiến sĩ để mở mang kiến thức, kỹ năng ở nhiều lĩnh vực phục vụ cho công việc là rất bình thường'.
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận và cấp cứu bé trai 3 tuổi bị chó cắn gây tổn thương nghiêm trọng vùng mặt.