Với những tài xế thích bấm còi inh ỏi, cư dân mạng cho rằng dùng chiêu "gậy ông đập lưng ông" có thể sẽ hiệu quả hơn chỉ áp dụng hình thức phạt hành chính thông thường.
Ở Ấn Độ, không hiếm khi thấy những chiếc xe hạng nặng, đặc biệt là xe buýt, có còi kêu to như muốn điếc tai. Mặc dù luật pháp đã cấm bấm còi inh ỏi, nhiều người vẫn phớt lờ mà tiếp tục thực hiện.
Có lẽ do quá nản lòng, cảnh sát giao thông nước này đã nghĩ ra một hình thức phạt mới. Một đoạn video gần đây cho thấy một cảnh sát ở Karnataka, Ấn Độ đang phạt tài xế xe buýt theo cách gây ra nhiều cuộc thảo luận trên Internet. Cảnh sát giao thông bắt những tài xế này nghe tiếng còi inh ỏi từ chính xe của họ.
Ở Karnataka, tài xế xe buýt nổi tiếng là "hung thần", gây ra nhiều va chạm và tai nạn. Họ cũng thường khiến những người xung quanh quan ngại vì thường nhấn còi vô tội vạ, bất chấp quy định nghiêm cấm hành vi này. Chỉ cần giao thông đi chậm lại một chút, mọi người sẽ được thưởng thức ngay bữa tiệc âm thanh thịnh soạn.
Mặc dù cảnh sát đã nhiều lần xử phạt nhưng tình hình không được cải thiện là bao.
Có lẽ vì vậy cảnh sát ở đây đã quyết định dạy cho những người lái xe này một bài học bằng cách bắt họ lắng nghe tiếng còi xe chói tai. Có vẻ cảnh sát muốn những người lái xe nhận thức được sự phiền toái do tiếng còi xe không cần thiết gây ra.
Sáng kiến này có vẻ hiệu quả vì những ai từng phải chịu cảnh tiếng còi inh ỏi đều biết khó chịu như thế nào.
Đoạn video đã thu hút sự chú ý lớn trên mạng xã hội và gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi từ cư dân mạng. Nhiều người ca ngợi cách thức trừng phạt mới này.
- Đây mới là hình phạt hoàn hảo cho những kẻ bấm còi inh ỏi.
- Với người bình thường là không tốt, nhưng với những người này là hình phạt thích đáng.
- Những biện pháp sáng tạo và có tác động như thế này có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm tiếng ồn.
- Sáng kiến tuyệt vời. Vui lòng nhân rộng để mọi người có thể lái xe một cách nhẹ nhõm hơn.
- Cũng nên làm vậy với những người thích nẹt pô.
- Cũng nên dùng cách gậy ông đập lưng ông tương tự với mấy người làm đường. Hãy bắt họ đi trên những con đường đầy ổ gà vào giờ cao điểm.
Việc bóp còi không cần thiết và thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Bởi điều này có khả năng làm người khác giật mình, dẫn đến những phản ứng đột ngột và khó lường có thể dẫn đến tai nạn.
Việc bóp còi không cần thiết cũng có tác động đáng kể đến ô nhiễm tiếng ồn, gây căng thẳng cho những người xung quanh.
Tiếng còi cũng dễ kích thích những người "đầu nóng" để rồi tạo nên những cuộc ẩu đả mất trật tự xã hội.
Tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm tiếng ồn có thể gây căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, suy giảm thính lực và các vấn đề sức khỏe khác.
Góp ý về lộ trình kiểm định khí thải xe máy , nhiều đơn vị đề xuất nhà nước có chính sách hỗ trợ đổi xe máy mới.
Sự đối lập giữa xe ôm tại Việt Nam và lệnh cấm xe ôm ở bang Karnataka (Ấn Độ) đã khơi mào cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Sáng 25/6, nhiều hội nhóm (group) trên mạng xã hội Facebook hoạt động trở lại sau khi bị dừng hoạt động không rõ nguyên nhân từ tối hôm trước. Các quản trị viên cũng lấy lại được quyền kiểm soát và thực hiện được các hoạt động như duyệt bài đăng như thông thường. Đại diện Meta (công ty mẹ của Facebook) đã có phản hồi về sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến nhiều group trên Facebook xảy ra vào ngày 24/6. Người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi ghi...
Theo thông tin từ Cybernews, có 16 tỉ thông tin bao gồm tên tài khoản, địa chỉ email và mật khẩu đã bị lộ.
Công an một số tỉnh phía Bắc vừa công bố danh sách phạt nguội . Trong số này có nhiều xe biển số thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Hà Nội - Người dân có thể tự thực hiện thủ tục đăng ký xe, bấm biển số xe một cách thuận lợi trên Cổng dịch vụ công Bộ Công...
Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến, nhiều phụ nữ phải đối mặt với những tin nhắn đe dọa, bị theo dõi và đánh cắp dữ liệu.
Chiều 16.5, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức Chương trình “Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5” năm 2025.
Thanh Hóa - Điểm mới của kỳ sát hạch GPLX là lực lượng CSGT sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích đối với học viên trước...