Bài học từ Cù Lao Chàm

09:50 27/05/2024

Bình quân mỗi ngày Cù Lao Chàm có đến 500 du khách tới tham quan và lưu trú. Dịp cuối tuần, du khách ra đảo có thể lên gần 1.000 lượt/ngày.

"Phát triển ở Cù Lao Chàm là không phát triển gì, chỉ giữ nguyên vẹn những gì sẵn có" - Ảnh: ĐỖ HỮU TIẾN

Sau 15 năm được UNESCO đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới và trở thành hình mẫu trong bảo tồn đa dạng sinh học, xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) chỉ rộng chưa đầy 15km2 với dân số khoảng 2.500 người nhưng đã đón hơn 200.000 lượt khách du lịch đến tham quan và lưu trú mỗi năm.

Bình quân mỗi ngày Cù Lao Chàm có đến 500 du khách tới tham quan và lưu trú. Dịp cuối tuần, du khách ra đảo có thể lên gần 1.000 lượt mỗi ngày.

Đáng chú ý là lượng du khách quốc tế đến với Cù Lao Chàm luôn cao hơn so với khách trong nước.

  • Giữ rừng giữ biển, Cù Lao Chàm là xã có doanh thu cao nhất Quảng Nam

  • Từ xin trợ cấp, người dân Cù Lao Chàm đã sống khỏe nhờ bảo tồn và làm du lịch

Điều gì hấp dẫn du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này ngày một đông hơn dù điều kiện cơ sở vật chất về du lịch của Cù Lao Chàm vẫn còn đơn sơ và thiếu tiện nghi so với nhiều nơi khác trên cả nước?

Ông Nguyễn Thế Hùng - phó chủ tịch UBND TP Hội An, trưởng ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - cho rằng: Sự ra đời của Khu bảo tồn biển năm 2005 và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm năm 2009 đã thôi thúc chính quyền và người dân xã đảo nỗ lực hết mình để bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của rừng và biển.

Điều quan trọng nhất trong việc bảo tồn Cù Lao Chàm đó là người dân từng bước ý thức được việc giữ rừng, giữ biển chính là giữ được nồi cơm của họ.

Tất nhiên, từ ý tưởng của lãnh đạo TP cho đến việc phát động cư dân xã hưởng ứng các chương trình "Xách giỏ đi chợ", "Nói không với túi ni lông", "Nói không với ống hút nhựa", "cấp quota cho khai thác cua đá" rồi đến việc bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn các rạn san hô, bảo tồn trứng và rùa biển... không phải ngày một ngày hai mà thành hiện thực.

Nhưng bằng cách thuyết phục người dân và những cách làm không giống ai này, Cù Lao Chàm đã từ một xã đảo nghèo khó, thiếu thốn mọi mặt về cơ sở vật chất, tài nguyên trên rừng, dưới biển bị khai thác không kiểm soát, rác thải ni lông tràn khắp mọi nơi... đã chuyển mình thành một điểm sáng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, thoát nghèo và vươn lên dẫn đầu cả tỉnh về mức thu nhập.

Có lẽ bài học lớn nhất có thể nhìn thấy ở Cù Lao Chàm trong suốt nhiều thập niên qua là người dân ở đây đã biết sống theo cách "lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển".

Từ những năm 1998 - 1999, người dân Cù Lao Chàm đã dùng than tổ ong để đun nấu thay cho việc đốn củi trên rừng. Bộ đội biên phòng, cán bộ xã là những người đi trước để dân làm theo. Nhờ giữ được rừng mà giữ được nguồn nước sinh hoạt trong lành cho cư dân trong xã.

Từ việc giữ được rừng, người dân đồng lòng với chính quyền không khai thác san hô làm vôi, bảo vệ các rạn san hô, không đánh bắt cá bằng thuốc nổ hủy hoại môi trường biển...

Và thiên nhiên khi được bảo vệ, giữ gìn cũng đã đem lại cho người dân Cù Lao Chàm một cuộc sống trong lành, đầy đủ và ngày một đi lên.

Biết nương tựa vào thiên nhiên, đối thoại với thiên nhiên, không cưỡng đoạt thiên nhiên - "Thuận thiên giả tồn" (sống thuận theo quy luật của thiên nhiên thì sẽ tồn tại) là triết lý sống mà người dân Cù Lao Chàm đã áp dụng trong đời sống của mình.

Đó cũng chính là bài học cho chúng ta trong việc ứng xử với thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm
Một tuần khách Việt khám phá vùng đất Palestine giữa chiến sự

Một tuần khách Việt khám phá vùng đất Palestine giữa chiến sự

11:30 11/06/2024

Đêm đầu tiên ở Hebron, nghe tiếng pháo, tiếng súng rầm rầm bên ngoài, Vừng chỉ biết đóng cửa phòng và cầu nguyện.

Tỉnh Bình Thuận đón 160.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ

Tỉnh Bình Thuận đón 160.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ

09:30 03/05/2023

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4-1/5, tỉnh đón 160.000 lượt khách tham quan, lưu trú, tăng gấp đôi so với năm 2022; công suất phòng bình quân khoảng 70-90%, doanh thu du lịch đạt khoảng 230 tỷ đồng.

'Người đi dép cao su' gói hơn 2.000 năm lịch sử Việt Nam

'Người đi dép cao su' gói hơn 2.000 năm lịch sử Việt Nam

08:00 25/04/2023

Không chỉ ca ngợi hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, gần 60 phút của vở kịch ‘Người đi dép cao su’ còn là một biên niên sử hào hùng.

Hôm nay bắt đầu Lễ hội thanh niên TP.HCM 2024

Hôm nay bắt đầu Lễ hội thanh niên TP.HCM 2024

10:50 22/03/2024

Tối nay 22-3 Lễ hội thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2024 sẽ được khởi động tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và đường Phạm Ngọc Thạch.

Công bố quyết định công nhận hai Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn

Công bố quyết định công nhận hai Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn

09:40 01/08/2023

Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có quyết định công nhận Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn khóa XI nhiệm kỳ 2022 - 2027 đối với chị Hoàng Hải Hà và anh Trần Công Luân.

Gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà từ đầu năm đến nay

Gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà từ đầu năm đến nay

16:10 20/03/2024

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường...

Triển lãm chuyên đề một số dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam

Triển lãm chuyên đề một số dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam

22:00 14/04/2023

Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến công chúng hơn 150 tác phẩm và mộc bản tranh dân gian thuộc 5 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng...

Chấm dứt hợp đồng 3 bảo vệ làm khó xe chở bệnh thiện nguyện

Chấm dứt hợp đồng 3 bảo vệ làm khó xe chở bệnh thiện nguyện

21:20 18/07/2023

Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước đã yêu cầu công ty bảo vệ chấm dứt hợp đồng với 3 bảo vệ gây khó dễ với xe chở bệnh thiện nguyện.

Cây bị 'bắt giữ' hơn một thế kỷ

Cây bị 'bắt giữ' hơn một thế kỷ

17:50 14/01/2024

'Cây xích' ở Peshawar đã bị 'bắt giữ' từ năm 1899 đến nay, khi một sĩ quan người Anh quyết định dạy cho nó một bài học vì đã 'tránh' anh ta.

Co loi xay ra
Co loi xay ra