Ba học viên người nước ngoài đến từ các nước Anzerbaijan và Ấn Độ đã đăng ký tham gia khóa học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Ngay buổi sáng đầu tiên có mặt tại bệnh viện, các bác sĩ Eminov Vusal Latif – Trưởng khoa phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương Bộ Nội vụ Azerbaijan; Vallam Karthik Chandra – bác sĩ phẫu thuật ung thư, Bệnh viện Medicover Ấn Độ và bác sĩ Pavithra Shanmugam – Tư vấn viên, Trung tâm ung thư Apollo Proton Ấn Độ đã được theo dõi trực tiếp các ca mổ thị phạm cùng PGS.TS Trần Ngọc Lương – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội Trung ương đồng thời là “cha đẻ” của phương pháp này.
Bác sĩ Pavithra Shanmugam cho biết: Đây là lần đầu tiên chị đến Việt Nam và “bất ngờ về trình độ chuyên môn, cũng như trang thiết bị hiện đại của y tế Việt Nam. Ở Ấn Độ, tôi đã có cơ hội được học phương pháp nội soi tuyến giáp “Dr.Luong” này từ giáo sư của tôi cũng đồng thời là người từng được đào tạo từ kỹ thuật của bác sĩ Lương. Trong các buổi phẫu thuật thực tế trên bệnh nhân mắc tuyến giáp tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng trở về nước thực hiện phương pháp Dr Lương với những gì đã được học tại đây.
Khi được hỏi về quyết định tới Việt Nam để học kỹ thuật nội soi tuyến giáp “Dr Luong” mà không phải là những kỹ thuật khác, bác sỹ Pavithra cho biết do kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp này không được thường xuyên thực hiện tại Ấn Độ, đồng thời với tính ưu việt như chi phí thấp, thời gian phẫu thuật rút ngắn, bình phục nhanh, ít tổn thương nên chị đã quyết định dành thời gian tới Việt Nam để tham gia khóa đào tạo.
Phương pháp mổ nội soi tuyến giáp qua đường nách “Dr Luong” lần đầu áp dụng vào năm 2003, đến nay đã có hơn 300 giáo sư, bác sĩ đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương để học tập kỹ thuật mổ này.
Hiện kỹ thuật đã được chuyển giao đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như: Australia, Bồ Đào Nha, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Pakistan, Australia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ…
Hàng năm, PGS.TS Trần Ngọc Lương “Cha đẻ” của kỹ thuật này cùng các cộng sự của mình tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã được nhiều bệnh viện trong nước và khu vực cũng như trên thế giới mời đến để mổ trình diễn và thuyết giảng về phương pháp này.
Với việc đáp ứng các tiêu chí nhanh, trung bình mỗi ca mổ nội soi tuyến giáp chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Phẫu thuật viên chỉ cần sử dụng dụng cụ mổ nội soi ổ bụng thông thường, không cần dụng cụ chuyên biệt; kỹ thuật áp dụng cho tất cả bệnh lý của tuyến giáp như bướu nhân, basedow, ung thư tuyến giáp; có thể mổ được những bướu lớn mà không cần phải cắt bất cứ cơ cổ trước nào.
Nhiều bệnh viện ở Việt Nam đã ứng dụng thành công các kỹ thuật khó, tiên tiến trên thế giới trong ghép tạng, điều trị tim mạch, ung thư, sản phụ khoa, răng hàm mặt. Sự phát triển này không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong nước mà còn thu hút nhiều người bệnh nước ngoài sang Việt Nam khám, chữa bệnh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - nhận định: Những năm gần đây, chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế trong nước đã phát triển rõ rệt. Các bác sĩ Việt Nam có trình độ chuyên môn cao, đào tạo bài bản, làm chủ nhiều kỹ thuật phức tạp ngang tầm thế giới (sử dụng robot, phẫu thuật nội soi, ghép tạng…). Điều đặc biệt, chi phí thấp hơn các nước chính là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người nước ngoài đến Việt Nam khám và chữa bệnh.
Tại Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm 1-24 tuổi, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Đốt pháo mua trên mạng xã hội, bốn trẻ 3-14 tuổi ở huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc bị bỏng nặng phải nhập viện.
Chi phí điều trị ung thư cho con trong hai năm lên tới cả tỷ đồng, bằng gần 10 năm tiền lương của hai vợ chồng anh Thanh Tuấn, 38 tuổi, ở Kiên Giang.
Các tác giả, nhóm tác giả thuộc cơ quan báo chí TP.HCM đoạt giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII năm 2023 được TP.HCM khen thưởng. Năm 2023 TP.HCM đoạt 8 giải báo chí quốc gia, trong đó báo Tuổi Trẻ đoạt giải C.
Hơn 20 em học sinh lớp 4 ở một trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại tỉnh Quảng Trị bị ngộ độc sau khi uống nước có bỏ...
Trước những đòi hỏi thực tiễn, lần đầu tiên Hà Nội đã đặt ra vấn đề về vai trò, trách nhiệm của các nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam có gần 200.000 ca đột quỵ mắc mới mỗi năm.
TP - Lướt qua đường Phan Đình Phùng, giữa những cây gãy đổ ngổn ngang sau cơn bão mạnh vừa tràn qua Hà Nội chợt nhớ mình đang ngang qua nhà thủ trưởng cũ, tướng Đặng Quốc Bảo. Lâu không gặp không ghé. Chẳng hay sức khoẻ của ông có khá hơn? Khá là so với gần một năm trước tôi ghé, mặc dù trí lự vẫn mẫn tiệp ở cái tuổi sắp trăm nhưng sự đi lại đã quá khó khăn.
Huyện Cát Hải (Hải Phòng) có đến hơn 4.700 ngôi nhà bị thiệt hại sau bão số 3, trong đó thị trấn Cát Bà là một trong những nơi bị thiệt hại nặng.