Sau nhiều ngày ghi nhận, phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến hành trình “trần ai” của rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Dù đăng ký các dịch vụ ở bệnh viện công, nhưng có một điểm chung là bệnh nhân đều được các bác sĩ tại đây chỉ định ra phòng khám hoặc bệnh viện tư để thực hiện chụp chiếu, hay phẫu thuật với chi phí vô cùng đắt đỏ.
Chạy ngược xuôi đi khám bệnh
Lo lắng về tình trạng sức khoẻ, chị rời quê lên Bệnh viện Mắt Trung ương thăm khám. Tại bệnh viện, sau khi xếp hàng lấy số và đăng ký khám, chị được các nhân viên y tế hướng dẫn đến Phòng khám 12, Khoa Thần kinh nhãn khoa và được tư vấn thực hiện chụp Cộng hưởng từ (MRI) hốc mắt và thần kinh thị giác để biết chính xác về bệnh tình.
Sau khi thăm khám tại đây, chị Vân được bác sĩ G tại Khoa Thần kinh nhãn khoa tư vấn và giới thiệu sang một phòng khám tư có tên là Vietlife cách đó khoảng 1,5km để thực hiện dịch vụ này kèm lời dặn: “Khi có kết quả chụp, cầm kết quả về thẳng Phòng khám 12 Khoa Thần kinh nhãn khoa của Bệnh viện Mắt Trung ương, không cần xếp hàng nữa”.
Băn khoăn khi được chỉ định sang phòng khám tư, chị Vân nhiều lần hỏi bác sĩ vì sao phải làm vậy, thực hiện luôn trong Bệnh viện Mắt Trung ương có được không, thì được bác sĩ G giải thích: “Máy trong viện hiện nay đang hỏng, tất cả bệnh nhân, kể cả những người điều trị nội trú, nếu muốn chụp cộng hưởng từ đều phải di chuyển ra viện tư”.
Theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, chị Vân tất tả di chuyển đến Phòng khám Vietlife có địa chỉ tại số 14 - Trần Bình Trọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội, mang theo chỉ định và sổ khám của bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương. Sau đó, chị được nhân viên của phòng khám tư vấn chi phí dịch vụ chụp MRI hốc mắt là 1.900.000 đồng, chưa bao gồm chi phí tiêm thuốc.
“Nếu trong quá trình chụp, hình ảnh tổn thương không rõ, cần tiêm thuốc cản từ. Phí phát sinh thêm là 700.000 đồng. Tóm lại, chị cần chuẩn bị khoảng 3 triệu đồng” – nhân viên của phòng khám Vietlife nói.
Phải di chuyển quãng đường xa lên Hà Nội thăm khám, lại được chỉ định sang ra phòng khám ngoài để chiếu chụp, khiến chị Vân vô cùng mệt mỏi.
“Tôi muốn khám tại bệnh viện tuyến trung ương để giảm chi phí và yên tâm về chất lượng. Thật vô lí khi một bệnh viện tuyến đầu lại không có đủ máy móc. Chỉ khổ cho bệnh nhân khi phải chạy ngược xuôi để đi khám bệnh” – chị Vân bức xúc.
“Bệnh nhân thiệt đơn thiệt kép”
Không riêng chị Vân, sau nhiều ngày ghi nhận tại Bệnh viện Mắt Trung ương, chúng tôi đều thấy có một điểm chung: Bệnh nhân được bác sĩ ở đây giới thiệu ra các phòng khám, bệnh viện tư để thực hiện các xét nghiệm, chiếu chụp, thậm chí là phẫu thuật.
Trong đó, hai địa chỉ được bác sĩ chỉ định bệnh nhân ra khám nhiều nhất mà phóng viên ghi nhận được là: Phòng khám Vietlife tại phố Trần Bình Trọng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Bệnh viện mắt Hồng Sơn tại 709 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội),
Trong sổ khám của bệnh nhân đều có bút phê của bác sĩ chỉ đích danh sang các địa chỉ này, kèm số điện thoại.
Dù bệnh nhân bày tỏ nguyện vọng muốn được thực hiện tất cả các dịch vụ khám tại ngay bệnh viện, nhưng không được bác sĩ chấp nhận. Bệnh nhân được yêu cầu bắt buộc đi ngay sang phòng khám, bệnh viện tư, sau đó mang kết quả trở lại Bệnh viện Mắt Trung ương để bác sĩ tiếp tục thăm khám, chẩn đoán.
Dưới "lệnh" của bác sĩ, hầu như không có bệnh nhân nào từ chối, có những bệnh nhân cao tuổi, lại khấp khểnh nhờ con cháu hoặc bắt xe ôm đi sang phòng khám để chụp chiếu ngay.
"Sang phòng khám thì vẫn phải chờ khá lâu mới đến lượt chụp vì bên phòng khám cũng đông bệnh nhân, phải có lịch hẹn trước. Bác sĩ chỉ định tôi đi từ sáng mà đến chiều mới chụp xong"- một bệnh nhân vừa bước ra từ phòng chụp MRI của phòng khám Vietlife than thở.
Là một trong số rất nhiều người bệnh được bác sĩ chỉ định đi chụp chiếu MRI ở phòng khám Vietlife, anh Trần Văn Minh (ở Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá; tên bệnh nhân đã được thay đổi) - không khỏi bức xúc.
“Vô lí, một bệnh viện tuyến trung ương chẳng nhẽ không có máy, sao cứ phải bắt bệnh nhân chạy đi chạy lại ra phòng khám ở ngoài. Mà chi phí chụp ở ngoài thì đắt hơn ở các bệnh viện công?” - anh Minh đặt câu hỏi.
Không chỉ được giới thiệu ra các phòng khám tư khám bệnh, nhiều người bệnh còn được chỉ định thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện tư với chi phí vô cùng đắt đỏ.
Ghi nhận của Lao Động, ngày 23.3, bệnh nhân Nguyễn Văn Tư (tên bệnh nhân đã được thay đổi; ở Kim Sơn, Ninh Bình) di chuyển hơn 60km đến Bệnh viện Mắt Trung ương thăm khám.
Bác sĩ kết luận, ông bị bệnh lí lỗ hoàng điểm và cần thực hiện phẫu thuật. Sau khi được thăm khám, chụp chiếu, ông Tư được bác sĩ tư vấn sang Bệnh viện mắt Hồng Sơn cách đó 7km để làm thủ tục mổ với lí do “thiếu vật tư y tế”.
“Tôi lên Hà Nội từ sáng sớm, khám, chụp chiếu xong thì được bác sĩ tư vấn sang Bệnh viện Mắt Hồng Sơn để thực hiện phẫu thuật. 6h tối, tôi di chuyển sang bệnh viện tư, chụp chiếu, khám lại và sau đó vào phòng mổ” – ông Tư nói và chia sẻ, tổng chi phí gia đình phải chi trả lên đến gần 20 triệu đồng.
Mặc dù đi khám theo diện có bảo hiểm y tế nhưng vì thực hiện phẫu thuật tại bệnh viện tư theo hướng dẫn của bác sĩ, nên ông Tư chỉ được bảo hiểm chi trả số tiền rất nhỏ, không đáng kể. Nhiều quyền lợi bảo hiểm y tế bị ảnh hưởng, không được thanh toán.
“Tôi có bảo hiểm, nhưng được chi trả không đáng kể. Mọi giấy tờ bác sĩ cầm hết, tôi chỉ được phát một sổ khám bệnh hẹn 10 ngày sau quay lại khám” – ông Tư nói.
Tâm lí chung của đa số bệnh nhân là khi được bác sĩ chỉ định thì đều răm rắp thực hiện mặc dù biết, nếu phải ra viện tư, phòng khám tư, chi phí sẽ đội lên gấp nhiều lần. Tình trạng người bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương phải vất vả chạy ngược chạy xuôi đi các phòng khám tư, không chỉ diễn ra ngày một, ngày hai mà liên tục trong nhiều tháng chúng tôi ghi nhận tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
Điều đặc biệt, các bác sĩ liên tục khẳng định với bệnh nhân rằng, hiện trong viện không có đủ thiết bị để chữa trị, chiếu chụp cho bệnh nhân nên mới chỉ định ra bệnh viện tư, phòng khám tư.
Tại sao phía bệnh viện không có giải pháp tháo gỡ việc thiếu thiết bị, vật tư để bệnh nhân đến một cơ sở tuyến trung ương được khám và điều trị một cách tốt nhất? Có hay không việc bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương “móc ngoặc” với các phòng khám, bệnh viện tư để đưa bệnh nhân ra phía ngoài khám nhằm trục lợi trên túi người bệnh?
Xin mời độc giả tiếp tục đón đọc.
Khoảng 10h ngày 18/11, nhà máy gỗ dăm ở Khu công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An) bốc cháy dữ dội, cột khói lên cao hàng trăm mét. Ngay khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng cảnh sát PCCC Công an Nghệ An đã huy động hàng chục xe chữa cháy và hàng trăm cán bộ chiến sỹ đến hiện trường để dập lửa. Tuy nhiên do nguyên liệu là gỗ dăm nên ngọn lửa lan nhanh, gây khó khăn trong công tác chữa cháy. Trả lời VTC News, một lãnh đạo huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết,...
Bị Đào Thanh Thảo giật dây chuyền, thiếu nữ 18 tuổi truy đuổi, tông vào xe tên cướp rồi cùng người dân bắt giữ.
Chúng tôi đến với những người lính đặc công miền Đông Nam Bộ khi Tết cổ truyền đang đến rất gần. Bước qua cánh cổng uy nghiêm vào doanh trại, hiện ra trước mắt chúng tôi là những thảm cỏ xanh biếc và ngập tràn sắc hoa giấy sặc sỡ, những tán cây cảnh được các bàn tay “nghệ nhân áo lính” uốn đủ các thế trông thật đẹp mắt.
Sau khi từ quê ở Hà Nam lên bến xe Giáp Bát (Hà Nội) vào ngày mùng 6 Tết, gia đình không liên lạc được với Trang (14 tuổi, trú tại Vạn Phúc, quận Hà Đông). Hiện gia đình gọi vào số điện thoại cá nhân của Trang vẫn đổ chuông nhưng không ai nghe máy.
Trưa 6-6, sau khi kết thúc thi môn văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM, nhiều thí sinh ra về với nụ cười rạng rỡ.
Anh Phan Thanh Bình, 40 tuổi, ở huyện Mỹ Tú, nuôi hàng nghìn rằn hổ mang, mỗi năm thu lãi gần một tỷ đồng.
Tin sáng 23.6 : Chính thức có cảng hàng không quốc tế ở Tây Nguyên; Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô hơn 1.000 tỉ đồng; Thêm...
Nữ bị cáo Zhang Min (quốc tịch Trung Quốc), người phụ trách mảng đòi nợ trong trong đường dây cho vay lãi nặng truy thu nợ bằng cách nhắn tin, gọi điện đe dọa, cắt ghép ảnh khách vay đăng lên mạng, bị tòa tuyên phạt 15 năm tù.
Tối ngày 11.3 trên QL1 qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận , người đàn ông đi xe máy bất ngờ lao vô lề, tông vào gờ bê tông trong...