Bác Hai cả đời trồng rừng, mở đường, hiến đất xây hồ thủy lợi

12:50 08/07/2024

75 tuổi, ông vẫn miệt mài mỗi ngày đi qua những cánh rừng, xuống nhà dân bàn cách làm ăn.

Hồ thủy lợi Tuyền Tung - nơi ông Trường hiến 16ha đất để Nhà nước xây dựng - Ảnh: TRẦN MAI

Ông là Phạm Trung Trường (75 tuổi, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) - người đã hiến hàng chục héc ta đất mở đường, làm hồ chứa nước, nghĩa địa... cho bà con vùng khó khăn ở thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn. Người dân trọng quý ông bởi lòng tốt xuyên qua mấy chục năm gắn bó với mảnh đất này.

Trở thành "vua rừng" từ con đường tình nghĩa

Một ngày cuối tháng 6, trở lại xã Bình An thấy một cổng chào ở đầu xã. Hỏi ra mới biết ông Trường vừa ủng hộ 400 triệu đồng để xây dựng.

Bà con bảo Thọ An trong chiến tranh là căn cứ cách mạng, bác Hai từng là du kích địa phương trong chiến tranh, nên khi biết phong trào xây dựng nông thôn mới đã nhiệt tình ủng hộ xã làm một cổng chào để bà con thêm tự hào với mảnh đất từng là thành đồng lũy thép này.

"Tôi xem Thọ An như quê hương thứ hai của mình. Việc xây dựng cổng chào không khiến tôi hạnh phúc bằng dòng chữ "Dù đi dù ở nơi nào/ Nhớ về thăm lại đồng bào Thọ An/ Ngày xưa kháng chiến gian nan/ Ngày nay ơn Đảng xóm làng ấm no" ghi ở cổng. Điều này có tính giáo dục truyền thống rất cao, bất kỳ người con nào của xã Bình An có đi muôn nơi, quay trở về sẽ tự hào với quê hương mình", ông Trường tâm tình.

Năm 1992, ông Trường từng bỏ ra 80 triệu đồng bạt núi làm đường vào thôn Thọ An để người dân thoát khỏi cảnh cô lập với thế giới bên ngoài. Cũng là ông Trường mua 60 con bò tặng bà con. Sau hơn 30 năm, đàn bò trong dân đã tăng lên cả ngàn con, dù năm nào người dân cũng xuất bán.

"Bác Hai tốt lắm. Bà con mang ơn bác rất nhiều. Không có bác, cuộc sống của người dân chẳng thể khá khẩm như bây giờ", ông Trụ Văn Sơn (thôn Thọ An) nói.

Từ con đường ông Trường tự nguyện xây dựng ấy đã biến ông trở thành "vua rừng" Quảng Ngãi, khi có trong tay 650ha rừng.

  • 'Khởi nghiệp: chọn đường dài hay đi lối tắt?': Cô gái 'Bản Thổ' trồng rừng khởi nghiệpĐỌC NGAY

Ông Trường vẫn nhớ năm 1992, khi làm đường xong, UBND huyện Bình Sơn xuống chung vui với bà con và tặng lại cho ông 20 triệu đồng. Ông lấy số tiền ấy làm thêm đường vào các bản làng. Bà con quý, níu giữ ông ở lại. Họ chỉ tay về phía núi tặng ông những khoảng rừng toàn dây leo và cây bụi.

Nhận thì chẳng biết làm gì, mà không nhận thì bà con buồn. Thế là ông nhận. Năm 1993 hưởng ứng phòng trào phủ xanh đồi trọc của Nhà nước, ông cùng 27 người bạn bỏ tiền ra trồng rừng trên diện tích 200ha đất trống nghĩa tình của bà con.

Những người bạn cũng lần lượt rời đi, ông vẫn ở lại bám núi trồng rừng. Năm 1999, thấy rừng trọc đã xanh, UBND huyện Bình Sơn giao tiếp 450ha đất trọc nữa cho ông Trường, ông lại tiếp tục "sự nghiệp" trồng rừng.

"Cả đời bác Hai trồng rừng. Bà con thôn Thọ An và nhiều nơi khác cũng nhờ trồng rừng với bác Hai mà cuộc sống khấm khá, nuôi được con ăn học", ông Hồ Văn Trên (thôn Thọ An) nói.

Trong lời kể của người dân, ông Trường là ân nhân của vùng đất này. Ông đã ủng hộ xây lớp học, dựng trạm y tế từ những năm tháng khó khăn để trẻ em nơi này có cái chữ, đau ốm bệnh tật được chăm sóc.

Năm 2008, thấy hàng trăm héc ta đất ở xã Bình An và Bình Khương không thể canh tác vì thiếu nước, ông Trường hiến 16ha đất để Nhà nước xây dựng hồ thủy lợi.

Hơn 15 năm qua, hồ Tuyền Tung đã phát huy tác dụng, đất khô cằn biến thành màu mỡ. Nhìn hồ nước xanh thẳm, ông Trường nói: "Nếu Nhà nước nâng cấp hồ lớn hơn, tôi cũng sẽ hiến thêm đất. Giữ làm gì đâu? Tuổi này ngày ăn ba bữa, chết cũng không mang theo gì. Làm được gì cho bà con hưởng lợi, tôi sẽ làm ngay".

Chính quyền ghi nhận sự đóng góp to lớn

Cũng như người dân, cán bộ xã Bình An đều gọi ông với cái tên thân thương "bác Hai". Mới đây, xã Bình An xây dựng nông thôn mới, một số thôn còn thiếu tiêu chí, như thôn Thọ An thiếu nghĩa địa cho người dân địa phương chôn cất. Biết chuyện, ông Trường lập tức đến UBND xã "gỡ khó" khi tự nguyện hiến 1ha đất để địa phương xây dựng nghĩa địa.

Hiện xe cơ giới đang bạt đồi thi công, ông Trường ghé xem tiến độ và nói: "Nghĩa địa mà 1ha thì nhỏ quá, nếu trong tương lai chính quyền cần thêm đất mở rộng thì tôi sẽ hiến thêm. Mong sao thi công nhanh, bà con sớm có chỗ chôn cất người thân đàng hoàng tử tế".

Ông vẫn vậy, lặng lẽ gắn bó với vùng đất khó khăn này, vẫn đến từng nhà dân thăm người đau ốm, con trẻ học giỏi là tặng ngay học bổng nhập học, người nào đau điều trị dài ngày ông lại hỗ trợ tiền...

  • Anh lính biên phòng 9X như con dân bản

  • Trồng hoa, ươm một vườn cây: Lan tỏa hy vọng từ những hạt mầm

  • Cậu sinh viên mồ côi và câu hỏi của ông chủ tịch

Những nghĩa cử của người đàn ông vừa được Trung ương Hội Người cao tuổi tặng bằng khen "Người cao tuổi làm kinh tế giỏi giai đoạn 2018 - 2023" khiến mọi người cảm kích.

"Hai năm gần đây, bác Hai làm đường cho người dân khai thác keo, tài trợ cho xã xây dựng cổng chào, hiến đất làm nghĩa địa... còn những đóng góp lặt vặt không thể thống kê hết được, bởi bác làm thường xuyên" - ông Nguyễn Đình Sơn, bí thư Đảng ủy xã Bình An, nói.

Kể từ khi gắn bó với rừng, ông Trường đã mở được hơn 50km đường rừng để xe tải chở lâm sản cho bà con. Đó là con số rất lớn, dĩ nhiên những con đường ấy đã giúp kinh tế địa phương phát triển hơn.

Bây giờ, 650ha rừng ngày nào đã thu nhỏ lại. Phần ông bán bớt cho một số người yêu rừng và muốn phát triển rừng. Phần khác ông tặng lại cho nhiều người dân địa phương để có diện tích lớn canh tác phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Tưởng Duy, chỉ tịch UBND huyện Bình Sơn, nói ông Trường có tầm nhìn, cách nghĩ và cách làm đi trước người khác.

Sau bao lần những cánh rừng dày công chăm sóc ngã đổ vì những trận bão lớn của miền Trung, ông dịch chuyển sang mô hình trang trại nuôi heo khép kín với quy mô 12.000 con, xem đây là hình thức lấy ngắn nuôi dài (lấy trang trại nuôi rừng).

"Thật sự khâm phục bác Trường. Ngoài việc làm kinh tế giỏi, bác ấy luôn dành tình cảm và sẻ chia với tất cả mọi người", ông Duy nói.

Niềm hạnh phúc khi có người kế nghiệp

Ông Trường bảo may mắn lớn nhất của đời ông là 4 người con rất thành đạt sinh sống ở thành phố lớn, nay đã có một người chịu về nối nghiệp cha.

"Trước kia, tôi có nguyện vọng nếu không có người con nào theo nghiệp rừng, tôi sẽ tặng lại diện tích này cho một người nào đó thật sự tâm huyết với rừng và chia lại cho người dân hoặc trả lại cho nhà nước. Nhưng nay tôi đã có người kế cận. Con tôi cũng yêu rừng, yêu vùng đất này, yêu thương bà con nơi đây. Hy vọng nó có tư duy tốt sẽ giúp bà con nơi này giàu có hơn nữa", ông Trường nói.

Có thể bạn quan tâm
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế gặp mặt, lắng nghe trẻ em nói

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế gặp mặt, lắng nghe trẻ em nói

19:20 27/05/2024

Chiều 27/5, tại TP. Huế diễn ra chương trình gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) với trẻ em năm 2024, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu thiếu nhi toàn tỉnh.

Tuổi trẻ Học viện Quân y về nguồn thắp sáng đường quê

Tuổi trẻ Học viện Quân y về nguồn thắp sáng đường quê

15:30 04/03/2023

Sáng 4/3, nằm trong chuỗi hoạt động Tháng Thanh niên 2023, đoàn công tác của Học viện Quân y tổ chức chương trình hành quân về nguồn, trao tặng công trình thanh niên và tặng quà gia đình chính sách tại xã Vô Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).

Ác mộng tại các bệnh viện Hàn Quốc

Ác mộng tại các bệnh viện Hàn Quốc

04:30 01/03/2024

Bệnh nhân không thể điều trị hoặc phải chờ đợi rất lâu khi cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng ở Hàn Quốc, nhiều bác sĩ nghỉ việc, bệnh viện tê liệt.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy: Nội dung đột phá là sự nêu gương

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy: Nội dung đột phá là sự nêu gương

18:30 18/05/2023

“Nội dung đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự nêu gương, mà trước hết là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, thủ trưởng và lãnh đạo các đơn vị', Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh.

Diệp Minh Châu: Một tượng đài của hội họa Việt Nam hiện đại

Diệp Minh Châu: Một tượng đài của hội họa Việt Nam hiện đại

14:40 07/02/2024

Họa sỹ Diệp Minh Châu đã vẽ và nặn hàng trăm tác phẩm về Bác Hồ, trong đó được biết đến rộng rãi nhất là bức tranh “Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung Nam Bắc” và tượng đồng 'Bác Hồ với thiếu nhi.'

Hoa cầm tay tri ân người cha quá cố của Minh Tú

Hoa cầm tay tri ân người cha quá cố của Minh Tú

23:20 14/04/2024

Trong hôn lễ tối 13/4, Minh Tú bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ người cha quá cố bằng bó hoa trang màu trắng kèm di ảnh của ông.

Nghi thức cúng ông Táo

Nghi thức cúng ông Táo

03:10 01/02/2024

Cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết ông Táo, Tết Táo quân được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) hàng năm.

Trạm áo phao miễn phí trên biển Đà Nẵng

Trạm áo phao miễn phí trên biển Đà Nẵng

06:50 15/08/2024

Người dân và du khách đến Đà Nẵng tắm biển có thể an tâm với Trạm áo phao miễn phí được lắp đặt ngay bờ biển, giúp phòng chống nguy cơ tai nạn, đuối nước.

Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

00:00 13/04/2024

Chiều 12/4, Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương cùng Hội LHTN Việt Nam TPHCM tổ chức chuyến thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay đến đồng bào dân tộc Khmer, chùa Pothiwong tại quận Tân Bình, TPHCM.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới