Bà mẹ Trung Quốc dọa tự tử nếu con không học hành chăm chỉ

08:40 06/11/2023

Câu chuyện về một người mẹ ở Trung Quốc dọa sẽ nhảy từ tầng cao xuống nếu con trai bà không học tập chăm chỉ hơn khiến nhiều người phẫn nộ.

Các gia đình Trung Quốc thường đặt nhiều áp lực lên con cái để chúng đạt được thành tích cao trong học tập. (Nguồn: Beijing Daily)

Câu chuyện về một bà mẹ ở Trung Quốc dọa tự tử bằng cách nhảy lầu nếu con trai không học hành chăm chỉ đã vấp phải nhiều sự chỉ trích trên mạng xã hội ở nước này.

Những đứa trẻ có thể mất đi niềm vui và tự do thời thơ ấu do áp lực quá mức đến từ cha mẹ. (Nguồn: Shine)

Theo SCMP, Tang Wan, người phụ nữ hiện 55 tuổi, đã đưa ra tuyên bố đáng sợ trên khi con trai bà, Penghe, mới học cấp hai.

Hiện tại, Penghe đã 28 tuổi và anh đã kể lại câu chuyện của mình trên mạng xã hội.

Bà mẹ nói với con trai rằng bà “chưa sống một ngày nào cho chính mình” kể từ khi sinh ra anh.

Khi Penghe còn học tiểu học, bà Tang đã đăng ký cho anh tham gia nhiều lớp học ngoại khóa và yêu cầu anh phải đạt điểm tối thiểu là 95% trong các kỳ thi ở trường.

Penghe thường kết thúc các lớp học vào lúc 10 giờ tối và sau khi về đến nhà, bà Tang sẽ thức cùng để kiểm tra xem anh đã hoàn thành các bài tập về nhà hay chưa.

Ở Trung Quốc, "jiwa" là tiếng lóng để mô tả áp lực lớn mà cha mẹ đặt ra cho con cái. Họ mong muốn con cái phải đạt thành tích học tập xuất sắc và tin rằng đây là cách duy nhất để chúng thành công. Những đứa trẻ này có thể mất đi niềm vui và tự do thời thơ ấu do áp lực quá mức đến từ cha mẹ.

Xã hội Trung Quốc cũng đặt nhiều kỳ vọng vào học sinh và quyết định của họ trong tương lai. (Nguồn: Shutterstock)

Tuy nhiên, cách dạy con của bà Tang đã phản tác dụng sau khi Penghe bắt đầu nổi loạn ở trường cấp hai. Thay vì làm bài tập, anh chơi game trên điện thoại và thậm chí còn tham gia vào các cuộc đánh nhau ở lớp.

Sau khi đạt số điểm 400/900 trong một kỳ thi, anh cho biết mẹ anh đã đưa anh lên tầng thượng của tòa nhà văn phòng cao hơn 20 tầng nơi bà làm việc.

Bà đứng trên đó và nói với anh rằng “sống với số điểm như thế này thật vô nghĩa” và nói rằng bà sẽ nhảy khỏi tòa nhà nếu anh không học tập chăm chỉ.

Penghe cho biết anh sợ hãi và giữ chân mẹ, cầu xin bà đừng nhảy, nhưng sau đó anh cho biết “tác dụng của việc đe dọa như vậy chỉ kéo dài trong một tuần.”

Cuối cùng, Penghe vào một trường đại học hạng hai. Bà Tang nói rằng bà rất xấu hổ khi đối mặt với các đồng nghiệp của mình, mặc dù một người đã nói với bà rằng tài năng của con trai bà “đã thui chột vì sự thúc ép của bà."

Penghe nói: “Dù tôi có cố gắng thế nào đi chăng nữa, mẹ tôi cũng không nhận ra nỗ lực của tôi.” Nhưng bà Tang từ chối chịu trách nhiệm và đổ lỗi cho sự thất bại trong học tập của con trai bà là do các bạn cùng lớp cấp hai “giàu có nhưng học dốt.”

Penghe cho biết sự kiểm soát của bà thậm chí còn "lan rộng" đến chuyện tình cảm của anh khi anh lớn lên. Anh nói rằng mẹ anh đã ép anh chia tay bạn gái.

Để thoát khỏi sự kiểm soát của mẹ, anh đã tìm việc làm ở Bắc Kinh, nơi cách nhà anh hơn 1.000km.

Khoảng cách đó cũng không ngăn được việc mẹ anh liên tục gọi điện, giục anh cưới bạn gái hiện tại và sinh con.

Penghe cho biết anh không muốn có con. “Mẹ tôi đã khiến cuộc đời tôi thất bại. Làm sao tôi có thể tránh được vòng luẩn quẩn đó với con cái mình?”

Câu chuyện của Penghe đã nhận được nhiều bình luận trên mạng xã hội ở Trung Quốc.

Một người viết: “Thật ngột ngạt. Đó là sự áp bức nhân danh tình yêu. Người mẹ yêu bản thân mình hơn con trai, áp đặt những kỳ vọng chưa thực hiện được của mình lên con.”

Câu chuyện của Penghe có thể không hiếm gặp tại Trung Quốc. Với dân số lớn và môi trường học tập nặng về thi cử, học sinh Trung Quốc phải trải qua kỳ thi đại học được mệnh danh là kỳ thi khốc liệt nhất trên thế giới để có cơ hội vào các trường đại học hàng đầu.

Các gia đình Trung Quốc thường đặt nhiều áp lực lên con cái để chúng đạt được thành tích cao trong học tập. Điều này có thể làm tăng áp lực tinh thần và tâm lý của học sinh.

Xã hội Trung Quốc cũng đặt nhiều kỳ vọng vào học sinh và quyết định của họ trong tương lai.

Sự cạnh tranh trong xã hội và thị trường lao động Trung Quốc cũng tạo ra áp lực lớn đối với học sinh, khi họ phải có kỹ năng và kiến thức để đảm bảo sự thành công trong sự nghiệp sau này./.

Có thể bạn quan tâm
Xã hội hóa sửa nhà vệ sinh sai quy định, hiệu trưởng bị yêu cầu kiểm điểm

Xã hội hóa sửa nhà vệ sinh sai quy định, hiệu trưởng bị yêu cầu kiểm điểm

20:40 04/10/2023

Quảng Trị - Do nhà vệ sinh của học sinh bị xuống cấp nên trường huy động xã hội hóa để sửa chữa. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chưa...

Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Ấn Độ khiến 11 người thiệt mạng

Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Ấn Độ khiến 11 người thiệt mạng

15:30 24/02/2023

Đêm 23/2, một xe tải chở hàng đã đâm trực diện một xe bán tải trên con đường chính ở làng Khamariya, miền Trung Ấn Độ làm ít nhất 11 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025 sẽ ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025 sẽ ra sao?

07:10 10/10/2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 dành cho lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ như thế nào?

Học sinh, giáo viên gặp khó khi Lịch sử từ môn tự chọn thành bắt buộc

Học sinh, giáo viên gặp khó khi Lịch sử từ môn tự chọn thành bắt buộc

07:00 26/10/2023

Năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử từ môn học tự chọn chuyển thành môn bắt buộc. Điều này khiến các nhà trường, giáo viên, học sinh ít nhiều...

Ôtô lao vào nhóm phụ huynh đón con, một người chết

Ôtô lao vào nhóm phụ huynh đón con, một người chết

22:10 15/10/2023

Người đàn ông có dấu hiệu say xỉn lái xe 4 chỗ lao lên vỉa hè ở TP Thủ Dầu Một, tông nhiều phụ huynh chờ con học thêm, một nạn nhân tử vong, chiều 15/10.

Quảng Ninh: Chưa đến kiểm tra tiền công đức ở chùa Ba Vàng nhưng có gửi văn bản

Quảng Ninh: Chưa đến kiểm tra tiền công đức ở chùa Ba Vàng nhưng có gửi văn bản

19:50 23/07/2023

Một đại diện nhà chức trách TP Uông Bí xác nhận địa phương này chưa có đoàn đến kiểm tra tiền công đức tại chùa Ba Vàng như chùa này khẳng định, nhưng có gửi văn bản đề nghị báo cáo.

Nước lũ tràn ngập Quốc lộ 1 đoạn qua Huế

Nước lũ tràn ngập Quốc lộ 1 đoạn qua Huế

13:50 15/11/2023

Nước lũ từ các đồng ruộng, sông cuồn cuộn, tràn lênh láng trên mặt quốc lộ 1 qua tỉnh Thừa Thiên Huế, gây khó khăn cho xe cộ đi qua.

Giữ 'sơ tâm' ngày vào Đảng

Giữ 'sơ tâm' ngày vào Đảng

10:00 03/02/2024

Trở thành đảng viên năm 18 tuổi là cột mốc lớn trong cuộc đời. Tôi đã suy nghĩ khá lâu trước lời đề nghị đi học bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Trường đại học Ngân hàng TP.HCM ép sinh viên ra trường sớm?

Trường đại học Ngân hàng TP.HCM ép sinh viên ra trường sớm?

15:50 29/12/2023

Sinh viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng nhà trường đào tạo theo tín chỉ nhưng lại tổ chức theo niên chế thế để 'ép' sinh viên ra trường sớm nhằm tăng số lượng được tuyển sinh.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới