Phát biểu trước cư dân ở Hành lang Lachin, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 28/5 bày tỏ lạc quan với triển vọng Baku và Yerevan có thể ký thỏa thuận hòa bình trong tương lai gần.
Theo TASS, phát biểu trước cư dân ở Hành lang Lachin, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 28/5 bày tỏ lạc quan với triển vọng Baku và Yerevan có thể ký thỏa thuận hòa bình trong tương lai gần.
Hãng thông tấn quốc gia AZERTAC dẫn lời Tổng thống Aliyev chia sẻ: “Tôi tin tưởng rằng hiệp định hòa bình có thể được ký trong tương lai gần, trừ khi Armenia… một lần nữa thay đổi quan điểm của họ."
Ngày 26/5, Đại sứ Azerbaijan tại Pháp, bà Leyla Abdoullayeva cho biết Azerbaijan và Armenia có thể ký thỏa thuận hòa bình liên quan đến cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ về vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorny-Karabakh khi lãnh đạo hai nước gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) tại Chisinau (Moldova) vào ngày 1/6.
Trao đổi với báo giới tại Paris (Pháp), Đại sứ Leyla Abdoullayeva cho biết: "Ngày 1/6 tại Chisinau, chúng tôi hy vọng cuối cùng một hiệp định hòa bình có thể được ký kết. Đây là thời điểm lịch sử và một cơ hội không thể bị bỏ lỡ."
Hội nghị thượng đỉnh EPC dự kiến có sự tham dự của 47 lãnh đạo nhà nước, chính phủ các nước châu Âu và các thể chế của Liên minh châu Âu (EU). EPC quy tụ tất cả các quốc gia thành viên EU và 17 nước châu Âu khác ngoài khối.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết bên lề hội nghị, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev dự kiến sẽ tiến hành hội đàm cấp cao với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Ngày 25/5, sau các cuộc gặp tại Moskva (Liên bang Nga), Thủ tướng Armenia và Tổng thống Azerbaijan cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ sau khi công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Hai nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan cũng đã có các cuộc hội đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi bước vào cuộc gặp ba bên diễn ra cùng ngày.
Phát biểu tại cuộc gặp ba bên Nga-Armenia-Azerbaijan, Tổng thống Putin cũng nhận định tình hình giữa Armenia và Azerbaijan đang tiến triển theo hướng giải quyết vấn đề dù vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định nhưng chỉ mang tính kỹ thuật.
Theo ông Putin, một trong những vấn đề còn tồn tại là các tuyến giao thông, nhưng vấn đề này có thể giải quyết được.
Tổng thống Putin cho biết thêm các Phó Thủ tướng của Nga, Armenia và Azerbaijan sẽ gặp nhau vào tuần tới tại Moskva để giải quyết những vấn đề còn tồn tại./.
Chủ tịch Quốc hội và Tổng thống Argentina nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị-ngoại giao, giao lưu nhân dân, đồng thời tận dụng lợi thế có các mặt hàng có thể bổ trợ lẫn nhau.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc đã cử các điều tra viên đến trụ sở DAPA để khám xét đơn vị phụ trách dự án Khu trục hạm Thế hệ Tiếp theo (KDDX) của Hàn Quốc nhằm chế tạo tàu khu trục 6.000 tấn.
Mặc dù vụ án xảy ra tại CDC Khánh Hòa đã bị TAND tỉnh tuyên án sơ thẩm nhưng nhiều người vẫn thắc mắc về các vụ nhận hơn 4,2 tỉ đồng trong vụ án này.
Cựu thủ tướng Israel Yair Lapid chỉ trích việc Bộ trưởng An ninh quốc gia Itamar Ben Gvir lên mạng xã hội chê cuộc tấn công vào lãnh thổ Iran 'bèo bọt'.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc họp khẩn sau vụ thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Iran. Họ kêu gọi các bên hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông.
Làn sóng biểu tình ủng hộ người Palestine và kêu gọi chấm dứt cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza đang diễn ra tại ít nhất 50 đại học ở Mỹ.
Trong tương lai, việc xác định nghi phạm sẽ không còn mất nhiều thời gian nữa nhờ chiếc máy dò tìm ADN cầm tay vừa được Viện Khoa học cảnh sát Hàn Quốc ra mắt.
Trong buổi gây quỹ tranh cử, Tổng thống Joe Biden cho rằng ông Trump là một cựu tổng thống bị kết tội nhưng lại đang tranh cử tổng thống Mỹ.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết như trên và cho rằng cần giao cho Hà Nội quyền cắt điện, nước với công trình vi phạm. Việc này sẽ do Chủ tịch UBND các cấp quyết định.