Ngày 15/7, Azerbaijan và Armenia đã tiến hành vòng đàm phán hòa bình mới nhất do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian, trong khi Nga đề nghị tổ chức cuộc gặp ba bên tại Moscow.
Nga liệu có đứng ngoài trong cuộc gặp giữa Azerbaijan và Armenia ở EU? |
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại cuộc gặp ở Bỉ dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (giữa) ngày 15/7. (Nguồn: AFP) |
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có cuộc gặp tại Brussels (Bỉ) nhằm mục tiêu giải quyết cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên qua giữa hai nước tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, người chủ trì cuộc gặp, cho biết các bên đã trao đổi "thẳng thắn, chân thành, và thực chất".
Theo đó, ông cho biết đã hối thúc các bên cần có bước đi dũng cảm để đảm bảo tiến trình hướng đến bình thường hóa là mang tính quyết định và không thể đảo ngược. Theo đó, các bên cần ưu tiên chấm dứt bạo lực và sử dụng lời lẽ gay gắt nhằm tạo không khí phù hợp cho hòa bình.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng cho biết có ý định tổ chức một cuộc gặp mới giữa hai nhà lãnh đạo Azerbaijan và Armenia tại Brussels cũng như một cuộc gặp khác ở Tây Ban Nha vào tháng 10 tới, có sự tham gia của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Trước đó, căng thẳng giữa hai nước đã tái diễn sau khi Azerbaijan phong tỏa hàng lang Lachin, tuyến kết nối trên bộ duy nhất giữa khu vực Nagorny-Karabakh và Armenia.
Cùng ngày 15/7, Nga đề nghị tổ chức một cuộc gặp ba bên với Armenia và Azerbaijan ở cấp ngoại trưởng trong tương lai gần trong nỗ lực khẳng định vai trò hàng đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết nỗ lực này có thể được tiếp nối bằng một hội nghị thượng đỉnh ba bên ở Moscow để kết ký một hiệp ước hòa bình.
Một phần không thể thiếu của hiệp ước này phải là "sự đảm bảo rõ ràng và đáng tin cậy về quyền và an ninh của người Armenia ở Karabakh" và việc thực hiện các thỏa thuận trước đó giữa Nga, Azerbaijan và Armenia.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Azerbaijan ra tuyên bố cáo buộc Nga không hoàn thành các nghĩa vụ theo thỏa thuận ngừng bắn giữa Azerbaijan và Armenia do Nga làm trung gian nhằm kiểm soát tình hình ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Bộ trên nêu rõ, phía Nga “không đảm bảo việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn trong khuôn khổ những nghĩa vụ của nước này”, đồng thời cho biết thêm Moscow “không làm gì để ngăn chặn” việc cung cấp viện trợ quân sự của Armenia cho các lực lượng ly khai.
Lần đầu tiên kể từ năm 1992, Đức sẽ đáp ứng đúng chỉ tiêu quốc phòng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đặt ra là 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Hàn Quốc bắt 42 người Việt với cáo buộc tàng trữ, mua bán, sử dụng ma túy tại hộp đêm, quán karaoke dành cho người nước ngoài.
Ủy ban tổng tuyển cử Indonesia (KPU) đang lên kế hoạch dời thời hạn đăng ký ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống lên sớm hơn dự kiến.
Mỗi khi va vấp trên đường tranh cử, Tổng thống Biden thường nhận được sự hỗ trợ, động viên từ các thành viên gia đình và đồng minh lâu năm.
Lính quân y Ukraine cho biết khoảng 90% thương binh từ mặt trận quanh Chasov Yar trong nửa năm qua trúng đòn tập kích của drone Nga.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã đề xuất cách gây áp lực để đảm bảo việc thả các con tin Israel ở Gaza: dọa ném bom Iran.
Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ mong muốn gặp lại Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm nay, cụ thể là mùa Thu tới.
Ngày 27/12, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, trước đó một ngày, nước này đã khai mạc cuộc họp quan trọng của đảng cầm quyền, tạo tiền đề cho việc công bố các quyết định chính sách trong năm 2024.
Ngày 10/7, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán mới về chia sẻ chi phí để duy trì Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK).