ASEAN cho rằng Liên hợp quốc cần đặt thông tin và truyền thông công chúng vào vị trí trung tâm trong quản lý chiến lược.
ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật |
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu thay mặt ASEAN tại phiên họp. |
Ngày 4/11, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 79 đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 17 để thảo luận đề mục “Các vấn đề thông tin”.
Tại phiên họp, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách Thông tin toàn cầu nhấn mạnh thế giới đang đứng trước nhiều thách thức về thông tin và truyền thông, đặc biệt là tình trạng nhiễu loạn thông tin về các cuộc xung đột vũ trang và các vấn đề phát triển, trong đó có biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Hầu hết đại diện các nước tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin trước trước tình trạng tin giả và tin sai sự thật ngày càng phổ biến, nhất là trên không gian mạng.
Phát biểu thay mặt ASEAN tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định sự ủng hộ của ASEAN đối với vai trò của LHQ trong việc duy trì các nguyên tắc về toàn vẹn thông tin và giải quyết tình trạng lan truyền thông tin sai lệch ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu.
ASEAN cho rằng LHQ cần đặt thông tin và truyền thông công chúng vào vị trí trung tâm trong quản lý chiến lược, đồng thời bảo đảm là nguồn cung cấp thông tin rõ ràng, kịp thời, có căn cứ, chính xác, đáng tin cậy, toàn diện, khách quan và công bằng với tính minh bạch cao nhất.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh trong bối cảnh truyền thông toàn cầu đang có sự thay đổi nhanh chóng, Cục Truyền thông toàn cầu và Ủy ban Thông tin của LHQ cần phát huy hơn nữa vai trò trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch, ngôn ngữ thù hận và kích động bạo lực, đồng thời tận dụng công nghệ số để thúc đẩy truyền thông phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững.
Trước tình trạng gia tăng tội phạm mạng và các cuộc tấn công độc hại vào cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, đại diện ASEAN nhấn mạnh tính cấp thiết của việc nâng cao khả năng chống chịu cho hạ tầng công nghệ của LHQ và các nước.
Về phần mình, ASEAN khẳng định quyết tâm đoàn kết xây dựng một hệ sinh thái thông tin và truyền thông tiên tiến, an toàn, lấy con người làm trung tâm và mang bản sắc của ASEAN thông qua triển khai các chiến lược và chương trình hành động liên quan, trong đó có Tuyên bố Đà Nẵng về truyền thông (2023).
Tháng 7/2024, LHQ đã ban hành “Các nguyên tắc toàn cầu về toàn vẹn thông tin”, trong đó xác định 5 yếu tố trọng tâm của hệ sinh thái thông tin lành mạnh gồm: (i) niềm tin và khả năng phục hồi của xã hội; (ii) động cơ thông tin lành mạnh; (iii) trao quyền cho công chúng; (iv) phương tiện truyền thông độc lập, tự do và đa thành phần; (v) minh bạch và nghiên cứu. |
Ngày 5/4, Reuters (Anh) đưa tin, Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio mới đây đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc gia do tình trạng lạm dụng ma túy và dược chất.
Trung Quốc ngày 20/10 nhấn mạnh chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích tự vệ, khẳng định các quốc gia khác không có gì phải lo sợ miễn là họ không đe dọa tấn công Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan ở Lào vào tuần sau.
Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc, Ukraine nói về ‘lợi thế lớn nhất’ Moscow có được từ những quy định của phương Tây, Ngoại trưởng Mỹ chơi nhạc rock, chiến sự Israel-Hamas, Triều Tiên phóng tên lửa… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Dù được coi là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, nhiều người Bhutan cảm nhận được nhu cầu cấp thiết phải chuyển mình trước biến chuyển của thời đại.
Lầu Năm Góc nói lực lượng Mỹ đã bắn hạ 12 UAV, ba tên lửa chống hạm và hai tên lửa đối đất của Houthi ở Biển Đỏ.
Sau 10 năm thiết lập (27/6/2013-27/6/2023), mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia đã được củng cố và tăng cường trong nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối...
Các cử tri Uzbekistan đã thông qua gói sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 30/4, cho phép ông Mirziyoyev tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa và kéo dài mỗi nhiệm kỳ từ 5 năm lên 7 năm.
Ngày 6/5, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cho rằng, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga để gây sức ép buộc Moscow chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã thất bại.