Ngày 5-11, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 17 để thảo luận đề mục 'Các vấn đề thông tin'.
Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách thông tin toàn cầu nhấn mạnh thế giới đang đứng trước nhiều thách thức về thông tin và truyền thông, đặc biệt là tình trạng nhiễu loạn thông tin về các cuộc xung đột vũ trang và các vấn đề phát triển, trong đó có biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Hầu hết đại diện các nước tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin trước tình trạng tin giả và tin sai sự thật ngày càng phổ biến, nhất là trên không gian mạng.
Phát biểu thay mặt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - khẳng định sự ủng hộ của ASEAN đối với vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì các nguyên tắc về toàn vẹn thông tin và giải quyết tình trạng lan truyền thông tin sai lệch ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu.
ASEAN cho rằng Liên Hiệp Quốc cần đặt thông tin và truyền thông công chúng vào vị trí trung tâm trong quản lý chiến lược, đồng thời bảo đảm nguồn cung cấp thông tin rõ ràng, kịp thời, có căn cứ, chính xác, đáng tin cậy, toàn diện, khách quan và công bằng với tính minh bạch cao nhất.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh trong bối cảnh truyền thông toàn cầu đang có sự thay đổi nhanh chóng, Cục Truyền thông toàn cầu và Ủy ban Thông tin của Liên Hiệp Quốc cần phát huy hơn nữa vai trò trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch, ngôn ngữ thù hận và kích động bạo lực, đồng thời tận dụng công nghệ số để thúc đẩy truyền thông phục vụ các Mục tiêu phát triển bền vững.
Trước tình trạng gia tăng tội phạm mạng và các cuộc tấn công độc hại vào cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, đại diện ASEAN nhấn mạnh tính cấp thiết của việc nâng cao khả năng chống chịu cho hạ tầng công nghệ của Liên Hiệp Quốc và các nước.
Về phần mình, ASEAN khẳng định quyết tâm đoàn kết xây dựng một hệ sinh thái thông tin và truyền thông tiên tiến, an toàn, lấy con người làm trung tâm và mang bản sắc của ASEAN thông qua triển khai các chiến lược và chương trình hành động liên quan, trong đó có Tuyên bố Đà Nẵng về truyền thông (2023).
Tháng 7 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã ban hành “Các nguyên tắc toàn cầu về toàn vẹn thông tin”, trong đó xác định 5 yếu tố trọng tâm của hệ sinh thái thông tin lành mạnh gồm:
- Niềm tin và khả năng phục hồi của xã hội;
- Động cơ thông tin lành mạnh;
- Trao quyền cho công chúng;
- Phương tiện truyền thông độc lập, tự do và đa thành phần;
- Minh bạch và nghiên cứu.
Malaysia, Singapore, Campuchia… đưa những nội dung giáo dục kỹ năng số cho học sinh từ cấp 1.
Sáng 7-8, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn, đã diễn ra Hội nghị khoa học quốc tế 'Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ' nhân kỷ niệm 30 năm Hội Gặp gỡ Việt Nam, 10 năm hoạt động của Trung tâm ICISE.
Dưới đây là điểm sàn xét tuyển các trường đào tạo ngành sư phạm năm 2024. Điểm sàn xét tuyển nhiều trường chỉ từ 18 điểm.
Ông Phan Đình Trạc và lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Nicaragua nhất trí đánh giá quan hệ đoàn kết truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước ngày càng toàn diện và có bước phát triển tích cực.
Ngày 28-9, quân đội Israel tuyên bố nước này đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah, một ngày sau cuộc không kích của Israel vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Lebanon.
Dự lễ cưới của bảo mẫu Thiên Kim, con gái của 'nữ đại gia quận 7' Đoàn Di Băng diện trang phục lộng lẫy gây chú ý.
Quảng Nam - Nhận chỉ đạo khẩn từ Thủ tướng Chính phủ, lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để cứu sống 13 ngư dân còn mất...
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Phạm Trường Giang nêu rõ những người tham gia từ 1-7-2025 vẫn có quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nhưng trong 4 trường hợp.
UBND xã Tiên Thanh (Tiên Lãng, Hải Phòng ) chỉ đạo, nhắc nhở, xử lý nếu phát hiện vi phạm tại 2 hộ kinh doanh phế liệu bị người dân...