Các ngoại trưởng ASEAN đã bày tỏ tinh thần đồng thuận trong việc tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại Myanmar sau khi có một số diễn biến khiến không ít người đặt câu hỏi về sự đoàn kết của khối.
Như để dập tắt các nghi ngờ, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) tại Indonesia trong hai ngày 11 và 12-7 đã nhấn mạnh thông điệp đoàn kết nội khối.
Trong phiên họp hẹp ngày 12-7, các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh sự thống nhất quan điểm đối với Đồng thuận 5 điểm đạt được hồi tháng 4-2021 giữa Myanmar và ASEAN để tái lập hòa bình tại quốc gia này.
Các ngoại trưởng chia sẻ quan ngại về tình hình phức tạp tiếp diễn tại Myanmar, đồng thời nhấn mạnh ASEAN cần giữ vững đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm trong hỗ trợ Myanmar, bảo đảm hình ảnh và uy tín của khối.
ASEAN cũng cần tích cực tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, đặc biệt phát huy vai trò của Trung tâm Điều phối hỗ trợ nhân đạo của ASEAN (AHA) trong huy động và triển khai hỗ trợ người dân nước này.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định tất cả thành viên ASEAN đều nhất trí triển khai Đồng thuận 5 điểm. Bà nhấn mạnh: "Nếu không chấm dứt bạo lực, sẽ không bao giờ có một môi trường thuận lợi cần thiết để bắt đầu đối thoại và cung cấp viện trợ".
Đây là một thông điệp có chủ ý của nước chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023. Tháng trước, Thái Lan đã tổ chức cuộc họp phi chính thức để bàn về vấn đề Myanmar. Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai khi đó giãi bày, với tư cách là nước láng giềng Myanmar, Thái Lan đang gặp một số vấn đề về biên giới, người tị nạn và thương mại.
Cuộc gặp ở Thái Lan đã diễn ra song không như Bangkok mong muốn và còn trở thành chất liệu cho các phân tích, bình luận về tình hình ASEAN.
Khủng hoảng tại Myanmar là một trong những vấn đề ASEAN phải tìm cách giải quyết để giữ được hình ảnh của khối.
Ông Rizal Sukma, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Indonesia, cho biết điều quan trọng là ASEAN phải bám sát Đồng thuận 5 điểm và các kế hoạch tái lập hòa bình đã được nhất trí (nếu có).
Bởi theo ông, điều này là cơ sở để ASEAN cho thấy sự liên quan của khối trong vấn đề Myanmar, là nền tảng để tiếp tục có tiếng nói trong việc này.
Indonesia được cho là đang có một số động tác "ở hậu trường" để khởi động tiến trình đàm phán giữa tất cả các bên tại Myanmar.
Ngày 12-7, Ngoại trưởng Don tiết lộ ông đã gặp nhà lãnh đạo bị phế truất của Myanmar - bà Aung San Suu Kyi. Ông cho biết bà Suu Kyi vẫn khỏe nhưng không cung cấp thêm thông tin. Bộ Ngoại giao Thái Lan sau đó thông tin thêm là hai người đã có "cuộc gặp riêng kéo dài một giờ".
Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo kế đó xác nhận ông Don đã thông báo với các ngoại trưởng ASEAN về cuộc gặp với bà Suu Kyi. Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại bất kỳ nỗ lực độc lập nào nhằm khởi động lại tiến trình hòa bình phải phù hợp với Đồng thuận 5 điểm.
Không đề cập đến các động thái của Thái Lan, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi kêu gọi Đồng thuận 5 điểm nên tiếp tục là trọng tâm của ASEAN. "Bất kỳ nỗ lực nào khác phải hỗ trợ việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm", nhà ngoại giao Indonesia nhấn mạnh.
Đó có thể là thông điệp gửi tới các nước ngoài khu vực. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được cho là sẽ gây sức ép lên những người đồng cấp ASEAN để có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Myanmar. Trong đó có việc tiếp tục khước từ sự tham gia của đại diện chính quyền quân sự Myanmar trong các cuộc họp cấp bộ trưởng của ASEAN.
Ông Blinken cùng ngoại trưởng các nước đối tác ASEAN sẽ họp với các ngoại trưởng ASEAN trong tuần này tại Indonesia, trong khuôn khổ AMM-56 và các hội nghị liên quan.
Trước viễn cảnh đó, các ngoại trưởng ASEAN đã gửi đi thông điệp rõ ràng trong phiên họp hẹp ngày 12-7: ASEAN mong muốn mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác. Tuy nhiên, sự tham gia của các đối tác tại khu vực phải trên cơ sở tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, cùng đóng góp xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.
Hôm nay (13-7), các ngoại trưởng ASEAN họp với các đối tác Ấn Độ, New Zealand, Nga, Úc và Trung Quốc để kiểm điểm hợp tác và đề ra định hướng trong thời gian tới.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023 - 2024. Hưng Yên là tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố điểm chuẩn, chỉ sau ngày thi 10 ngày. Điểm chuẩn xét tuyển = Điểm môn Toán + Ngữ văn + Bài thi tổng hợp + Điểm ưu tiên (nếu có). Ở hệ không chuyên, điểm chuẩn cao nhất là trường THPT Hưng Yên với 18,9 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất là trường THPT Trần Quang Khải với 15,15 điểm. Ở hệ chuyên, điểm chuẩn cao nhất là...
Rạng sáng 25/1, tại chợ cá Yên Sở (Hà Nội), các tiểu thương miệt mài làm việc trong cái rét buốt 9 độ C. Họ mặc áo mưa kín mít để giữ ấm và tránh nước bắn vào người khi bắt cá. Không khí vội vã, khẩn trương hơn mọi ngày vì ai cũng muốn bán xong hàng để về nghỉ sớm. Hơn 1h sáng, nhiệt độ của Thủ đô duy trì ở ngưỡng 9 độ C. Trong cái lạnh “cắt da, cắt thịt”, nhiều tiểu thương vẫn đôi tay trần bắt cá. Chị Ký Tân (52 tuổi, tiểu thương bán cá hơn 10...
Tết Trung thu là một trong những ngày lễ lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước châu Á khác.
Buổi toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, CNVCNLĐ trong tỉnh Hậu Giang về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực...
Sáng 25.4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng cho biết, vừa phát hiện và bắt giữ đối tượng Nguyễn Ngọc Thành, biệt danh “Thành Mập” (41...
Đà Nẵng - Sáng 23.10, lực lượng chức năng đang triển khai công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến một người tử vong.
1.1 là ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024 nhưng trên công trường cao tốc Bắc - Nam qua các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn sôi động thi công như ngày...
Ngày 22-9, TAND tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Lê Sen (54 tuổi, trú phường Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam).
Sau một thời gian làm dậy sóng dư luận địa phương, ông Nguyễn Hồng Sơn đã tiến hành tháo dỡ công trình xây trái phép bên trong khuôn viên biệt phủ của mình ở tổ 5, phường Chánh Lộ (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).