Các thành viên ASEAN quyết định duy trì động thái cứng rắn với Myanmar nhằm gây sức ép để nước này chấm dứt xung đột.
Ngày 20-1, Malaysia, nước hiện đang giữ chức chủ tịch ASEAN, cho biết các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong cuộc họp cuối tuần trước đã tiếp tục giữ quyết định hạn chế việc tham dự các hội nghị thượng đỉnh của nhóm với các tướng lĩnh cầm quyền của Myanmar.
Tuyên bố của các bộ trưởng bày tỏ mối quan ngại về sự leo thang của các cuộc xung đột ở Myanmar và sự chậm chạp trong việc thực hiện kế hoạch Đồng thuận 5 điểm của ASEAN.
"Các nhà lãnh đạo ủng hộ quyết định hạn chế sự tham gia của Myanmar tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao ở cấp độ phi chính trị", tuyên bố viết.
Tháng 2-2025 sẽ đánh dấu 4 năm cuộc chính biến ở Myanmar và đẩy nước này vào khủng hoảng nghiêm trọng. Chính quyền quân sự Myanmar đang chuẩn bị tổ chức bầu cử sau nhiều lần trì hoãn.
Tuy nhiên các bộ trưởng ngoại giao ASEAN cho rằng bầu cử không phải là ưu tiên lúc này của Myanmar.
"Chúng tôi biết họ muốn có một cuộc bầu cử. Nhưng chúng tôi đã nói với họ rằng bầu cử không phải là ưu tiên vào lúc này. Ưu tiên hiện nay là (ngừng bắn) và các bên phải lui lại. Rất đơn giản", Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Mohamad Hasan nói với các phóng viên sau cuộc họp.
Tại cuộc họp, Myanmar đã cử đại diện là một công chức cấp cao trong bộ ngoại giao tham dự.
Ngoài ra ASEAN cũng bổ nhiệm nhà ngoại giao Tan Sri Othman Hashim làm đặc phái viên của chủ tịch ASEAN về Myanmar năm 2025 để tiếp tục triển khai Đồng thuận 5 điểm và các quyết định của nhóm về vấn đề Myanmar.
Theo TTXVN, hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực, bao gồm Biển Đông, Myanmar, bán đảo Triều Tiên, xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông và các thách thức mới nổi.
Các bộ trưởng tái khẳng định cam kết xây dựng Biển Đông hòa bình, ổn định, hợp tác, hướng tới hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
"Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Chúng tôi tái khẳng định cần tăng cường lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau, kiềm chế trong việc thực hiện các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, và theo đuổi giải quyết hòa bình các tranh chấp theo các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982", tuyên bố của các bộ trưởng viết.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì đoàn kết và lập trường nguyên tắc của ASEAN, cam kết của Việt Nam trong thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán về COC thực chất và hiệu quả, phù hợp với UNCLOS 1982, hướng đến xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thông báo Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và bao trùm trong thế giới biến động" do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 đến 26-2.
Trong cuộc phỏng vấn phát ngày 12-1, Phó tổng thống đắc cử Mỹ JD Vance cho rằng 'sẽ đạt được một thỏa thuận ở Greenland', giữa lúc ông Trump muốn sáp nhập hòn đảo lớn nhất thế giới vào Mỹ.
Trong chuyến thăm thứ 4 tới Kiev kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine hồi tháng 2/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trấn an đồng minh Đông Âu về việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Việc Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ bổ nhiệm đại sứ tại Ankara và Cairo thể hiện mong muốn bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ song phương.
Ngày 24/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thừa nhận, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có kế hoạch mở một văn phòng liên lạc tại nước này, khiến Trung Quốc lên tiếng phản đối.
Các lực lượng quốc phòng Ukraine ngày 29/7 đã tiến hành tấn công vào cây cầu Chonhar, nối miền Nam Ukraine với bán đảo Crimea.
Trong khi ông Biden tìm cách cứu vãn nỗ lực tái tranh cử, một số nhà tài trợ đảng Dân chủ âm thầm lựa chọn ứng viên thay thế.
Quốc hội Hàn Quốc thông qua dự luật hình sự hóa hành vi sở hữu hoặc xem deepfake khiêu dâm, với hình phạt lên đến 3 năm tù.
Chiều 21/5, Viện Trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF) đã tổ chức Lễ ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Thủ tướng Scholz lần đầu gọi điện cho ông Putin sau gần hai năm, dường như để tránh bị gạt khỏi nỗ lực đàm phán về chiến sự Ukraine và thu hút thêm ủng hộ từ cử tri.