Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết các nhà lãnh đạo nhấn mạnh ASEAN cần hoạt động hiệu quả hơn và việc ra quyết định phải được thực hiện kịp thời, lấy Hiến chương ASEAN làm kim chỉ nam.
Ngày 15/5, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kao Kim Hourn cho biết, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan vừa diễn ra tại thị trấn Labuan Bajo của Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận 3 chương trình nghị sự ưu tiên của Chủ tịch Indonesia năm 2023 với chủ đề “Một ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng.”
Phát biểu tại cuộc gặp đại sứ các nước đối tác nhằm thông báo kết quả hội nghị, Tổng Thư ký Kao Kim Hourn cho hay liên quan đến trụ cột “ASEAN tầm vóc,” các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh rằng tổ chức khu vực này cần hoạt động hiệu quả hơn.
Việc ra quyết định phải được thực hiện kịp thời và minh bạch, lấy Hiến chương ASEAN làm kim chỉ nam.
Theo Tổng Thư ký Kao Kim Hourn, các nhà lãnh đạo ASEAN trông chờ việc ban hành văn bản quy định về quy trình ra quyết định của hiệp hội, nhấn mạnh rằng văn kiện này không được làm thay đổi các nguyên tắc đối thoại, đồng thuận và không can thiệp của ASEAN, đồng thời không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Để ASEAN duy trì sự phù hợp, các nhà lãnh đạo nhất trí cần giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar và tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Về lâu dài, ASEAN cần cam kết tăng cường đảm bảo quyền con người trong khu vực và hiện thực hóa một khu vực phi vũ khí hạt nhân.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định rằng ASEAN cần mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân trong khu vực và trên thế giới, là yếu tố tạo ra sự thay đổi trong cuộc chiến chống bất bình đẳng, nghèo đói, buôn bán người và bảo vệ lao động di cư.
Cũng theo Tổng Thư ký Kao Kim Hourn, về chương trình nghị sự “Tâm điểm tăng trưởng,” các nhà lãnh đạo tái khẳng định sự ủng hộ đối với các ưu tiên của Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, cụ thể là về an ninh lương thực và năng lượng, kết nối và cấu trúc y tế, cùng các vấn đề khác, được thể hiện qua tuyên bố được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42.
Liên quan chương trình nghị sự Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), các nhà lãnh đạo đã cam kết lồng ghép việc thực hiện AOIP thông qua các dự án và hoạt động cụ thể với các đối tác bên ngoài, dựa trên các nguyên tắc đã thống nhất; mong muốn tổ chức Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tập trung vào kinh tế sáng tạo, cơ sở hạ tầng, kinh doanh và đầu tư, cũng như vai trò của thanh niên trong phát triển kỹ thuật số vì mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày 11/5, sau 3 ngày làm việc khẩn trương với 8 phiên họp thượng đỉnh và nhiều cuộc gặp song phương, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng” đã kết thúc thành công với nhiều văn kiện được thông qua trải rộng trên cả 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội của Cộng đồng ASEAN, cũng như các cuộc thảo luận về những vấn đề đang nổi lên trong và ngoài khu vực.
Hội nghị đã thông qua 10 văn kiện, trong đó có các tuyên bố chung về phát triển hệ sinh thái xe điện ở khu vực, Sáng kiến Một Sức khỏe ASEAN, thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực và tăng cường giao dịch bằng đồng bản tệ, thành lập Mạng lưới Làng ASEAN, chống buôn người do lạm dụng công nghệ, bảo vệ lao động di cư trong các tình huống khủng hoảng, bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngư dân di cư, và Lộ trình kết nạp Timor Leste làm thành viên chính thức.
Đáng chú ý, hội nghị đã thảo luận và thông qua Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 với định hướng có tầm nhìn xa, truyền cảm hứng, mạnh mẽ, toàn diện, bao trùm và hướng tới tương lai, nhằm giải quyết các thách thức và xu hướng trong và ngoài khu vực trong 20 năm tới, đồng thời đặt thời gian biểu thông qua văn kiện này vào năm 2025.
Bên cạnh đó, hội nghị đã thông qua Tuyên bố về tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN, trong đó tái khẳng định cam kết của các nhà lãnh đạo ASEAN thực hiện các nỗ lực để duy trì vai trò trung tâm, sự thống nhất và phù hợp của ASEAN giữa những thách thức mà khu vực đang và sẽ phải đối mặt.
Lãnh đạo ASEAN cũng thảo luận tình hình thực hiện Đồng thuận 5 điểm (5PC) về Myanmar, đồng thời ra tuyên bố lên án vụ tấn công mới đây nhằm vào đoàn cứu trợ nhân đạo gồm nhân viên của Trung tâm Điều phối và hỗ trợ thảm họa khẩn cấp ASEAN (AHA) và Nhóm giám sát hỗ trợ nhân đạo của ASEAN.
Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long diễn ra trong bối cảnh hai nước đang diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược.
Tối 21.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự chương trình “Tết vì người nghèo - Xuân Giáp Thìn năm 2024” do tỉnh Nghệ...
Công điện của Thủ tướng nêu rõ các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững... có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống nhân dân.
Ngày 15/7, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết họ đã phá vỡ âm mưu của tình báo Ukraine nhằm sát hại Tổng biên tập kênh truyền hình tin tức quốc tế RT Margarita Simonyan và nhà báo Ksenia Sobchak thông qua nhóm Neo-Nazi Paragraph-88.
Gian hàng của Nam Á Bank hút khách tham quan tại Lễ hội Không tiền mặt, với 'bữa tiệc' quà tặng hấp dẫn kèm 'mưa' ưu đãi.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định ASEAN cam kết bảo đảm bình đẳng giới và bảo vệ các quyền của phụ nữ, coi đó là thành phần quan trọng trong bảo đảm an ninh và thịnh vượng bền vững của khu vực.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và chuyến tàu tập kết, Đài truyền hình TP.HCM phối hợp với Đài PT-TH Thanh Hóa và Đài PT-TH Đồng Tháp tổ chức cầu truyền hình 'Niềm tin và khát vọng'.
Hàn Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhất nhằm vào 4 cá nhân và 5 thực thể liên quan tới các chương trình vũ khí của Triều Tiên sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gần đây.