Ngày 25/2, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đưa ra bình luận đầu tiên về thông báo của Armenia quyết định tạm dừng việc tham gia Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) hôm 23/2.
Armenia đình chỉ tham gia CSTO, Tổng thống Belarus nói 'ra dễ vào khó', các thành viên khác phản ứng ra sao? |
CSTO được thành lập năm 1992, bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan. (Nguồn: Oneworld.press) |
Ngày 23/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, nước này đang đình chỉ việc tham gia CSTO vì ông cho rằng, liên minh quân sự này đã không thực thi thỏa thuận về an ninh tập thể đối với Yerevan, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2022.
Tin liên quan |
Nga nói Armenia hành động ‘không giống đối tác’, EU lại ca ngợi Nga nói Armenia hành động ‘không giống đối tác’, EU lại ca ngợi |
Tuy nhiên, Ban thư ký CSTO cho biết chưa nhận được đơn chính thức của Yerevan về vấn đề trên, trong khi Nga tuyên bố tiếp tục hành động dựa trên việc Armenia vẫn là thành viên đầy đủ của CSTO và yêu cầu nước này làm rõ lời ông Pashinyan.
Về động thái của Armenia, Tổng thống Belarus cho biết, lãnh đạo các nước thành viên CSTO đang phản ứng "hoàn toàn bình tĩnh", nói thêm rằng, nếu quốc gia vùng Kavkaz muốn ở lại tổ chức thì có thể làm như vậy vì chưa có ai yêu cầu hoặc sẽ yêu cầu Yerevan rời đi.
Khuyên Armenia không nên vội vàng "có những động thái đột ngột" và "đóng băng thứ gì đó", ông Lukashenko cảnh báo việc "ra dễ vào khó", lưu ý rằng: “Nếu họ không muốn tham gia CSTO, khối cũng sẽ không sụp đổ hay bị phá hủy”.
CSTO được thành lập năm 1992, bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan. CSTO thực hiện cơ chế nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên hàng năm giữa các thành viên.
Tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hiến chương CSTO cũng có điều khoản về phòng vệ tập thể, coi hành động tấn công một thành viên đồng nghĩa tấn công cả khối.
Những tháng gần đây, Thủ tướng Pashinyan tỏ ra không hài lòng với phản ứng của CSTO liên quan cuộc xung đột giữa nước này và Azerbaijan về quyền kiểm soát khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Ông đã không tham dự Hội nghị thượng đỉnh CSTO ở Minsk ngày 23/11/2023. Armenia cũng không tham gia hội nghị cấp bộ trưởng CSTO diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại Skopje (Bắc Macedonia) từ ngày 30/11-1/12 năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Mỹ lo ngại hoạt động quân sự tăng cường của Israel ở Lebanon có thể dẫn đến tính toán sai lầm và hậu quả ngoài dự tính.
Người dân ở tỉnh Tứ Xuyên sơn lại tượng Phật bằng màu sáng để tạ ơn, không biết đây là hành động làm hư hại di tích 1.400 tuổi.
Ít nhất 7 người thiệt mạng, 20 người bị thương sau khi xe đua lao vào khu khán giả tại sự kiện thể thao do quân đội tổ chức.
Ngày 4-9, báo chí Ukraine và quốc tế cho biết Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã nộp đơn từ chức và hàng loạt người khác cũng sắp rời vị trí trong cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất từ khi nổ ra xung đột Ukraine - Nga.
Chính quyền vùng ly khai Transnistria ở Moldova cho biết một vụ nổ xảy ra tại căn cứ quân sự ở Tiraspol, cáo buộc do UAV tự sát của Ukraine.
EU đang kiểm toán số lượng vũ khí mà các thành viên chuyển giao cho Ukraine, do một số không hỗ trợ Kiev hết khả năng, theo báo Anh.
Một chiếc xe chở khách đi đám cưới gặp tai nạn, lật nhào tại vùng rượu vang nổi tiếng của Úc vào khuya 11-6 khiến 10 người chết, 25 người bị thương.
Trung Quốc bắt đầu ra những đòn trừng phạt đầu tiên nhằm vào Mỹ vì đã tiếp đón bà Thái Anh Văn, vi phạm nghiêm trọng 'nguyên tắc một Trung Quốc' đã được Mỹ tuyên bố theo đuổi trong nhiều thập kỷ.
Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, trong bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực nhà báo Pavel Vinodurov nhấn mạnh Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.