Chiều nay 20.7, cơ quan khí tượng của Việt Nam đã cập nhật diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Cập nhật mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 20.7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ vĩ bắc; 114 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía đông đông nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 - 61km/h), giật cấp 9; di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 10 - 15km/h.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ khoảng 15 km/h, có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 13 giờ ngày 21.7 vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ vĩ bắc - 111,4 độ kinh đông; cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía đông nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Trong 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ 10 - 15 km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 13 giờ ngày 22.7 vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ vĩ bắc - 109,2 độ kinh đông; trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 10 - 15km và suy yếu dần.
Về tác động của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc Biển Đông và giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6 - 7, riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10, biển động rất mạnh.
Khu vực Bắc Biển Đông và giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2 - 4m.
Ngày 9.8, ông Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại một số công trình thủy lợi trọng điểm.
Trước diễn biến mưa bão phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị liên quan tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin...
Điểm tin thời tiết nổi bật trong ngày 3/4/2023 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hôm nay (3/4), Đông Bắc Bộ duy trì hình thái thời tiết mưa phùn vào buổi sáng sớm, trưa chiều trời nắng, chấm dứt đợt nồm ẩm kéo dài những ngày qua. Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C, vùng ven biển ngày 3/4 nắng nóng cục bộ. Độ ẩm tương đối thấp nhất...
Theo báo cáo nhanh, tính đến 17 giờ ngày 27/9, mưa lớn đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, giao thông và gây ra một số thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa.
Sau 2 ngày liên tục mưa lớn, sau vườn nhà một người dân ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị xuất hiện hố sâu lớn.
Vừa chợp mắt sau đêm trắng canh mưa, ông Trần Viết Mật giật mình tỉnh dậy khi những hòn đá theo dòng nước lũ đập lạch cạch vào cánh cổng sắt.
Dù nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương nhưng người dân tại tổ 6, 7 phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng vẫn phải chịu...
Cơn mưa chiều nay trút xuống khu vực TP Thủ Đức có vũ lượng lên tới 121mm, đây là trận lớn nhất từ đầu năm.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, nguyên nhân gây mưa lớn hôm nay là do những ngày qua, rãnh áp thấp có trục Tây Bắc-Đông Nam qua Trung Bộ và giữa Biển Đông có xu hướng hoạt động mạnh dần lên.