Bộ áo giáp thời Đồ đồng đủ chắc chắn để bảo vệ chiến binh Mycenae trong trận chiến cách đây 3.500 năm, theo nghiên cứu công bố hôm 22/5 trên tạp chí PLOS One.
Các nhà nghiên cứu sử dụng bản sao bộ áo giáp tìm thấy năm 1960 ở Dendra, ngôi làng nằm gần khu vực từng là thành phố Hy Lạp cổ đại Mycenae, và chiêu mộ 13 lính hải quân từ quân đội Hy Lạp để kiểm tra độ bền của nó.
Trong nhiều thập kỷ, giới khảo cổ băn khoăn liệu bộ áo giáp bao gồm mũ đội đầu gắn nanh lợn rừng và phần áo bao gồm nhiều miếng đồng kết lại với nhau, có đủ chắc chắn để dùng khi giao chiến. "Từ khi phát hiện, câu hỏi còn tồn tại là bộ áo giáp chỉ dùng cho nghi lễ hay sử dụng trong chiến đấu", trưởng nhóm nghiên cứu là Andreas Flouris, giáo sư sinh lý học ở Đại học Thessaly, Hy Lạp, và cộng sự chia sẻ. "Áo giáp Dendra được coi là một trong những bộ giáp hoàn chỉnh lâu đời nhất từ thời Đồ đồng ở châu Âu".
Để giải đáp câu hỏi, nhóm nghiên cứu trang bị cho tình nguyện viên bản sao của áo giáp và vũ khí, bao gồm giáo và đá, sau đó để họ hoàn thành mô phỏng cuộc chiến thời Đồ đồng kéo dài 11 giờ dựa trên mô tả lịch sử lấy từ sử thi Iliad nổi tiếng của nhà thơ Hy Lạp Homer nói về cuộc chiến thành Troy.
"Chúng tôi chắt lọc thông tin cần thiết để tạo ra mô phỏng trận chiến cuối thời Đồ đồng, bắt chước hoạt động thường ngày do chiến binh tiến hành. Sau đó, chúng tôi sử dụng dữ liệu cổ khí hậu để tái tạo điều kiện môi trường cuối thời Đồ đồng ở Troy", Flouris và đồng nghiệp cho biết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trong vùng vào cuối thời Đồ đồng khoảng 18 - 20 độ C với độ ẩm tương đối hàng năm từ 70 đến 80%. Các nhà nghiên cứu tạo ra bản sao áo giáp bằng hỗn hợp kim loại mạ vàng bao gồm đồng và kẽm, hợp kim giống vật liệu ban đầu nhất. Bản sao theo sát kích thước chính xác của bộ áo giáp cổ tới từng đường cong và lỗ thủng, nặng 23 kg sau khi hoàn thành. Ngoài bộ áo giáp mô phỏng, tình nguyện viên còn tuân theo chế độ ăn tương tự chiến binh Mycenae trước trận chiến, bao gồm bánh mỳ, thịt bò, phô mai dê, olive xanh, hành và rượu vang đỏ.
Trong thử nghiệm, tình nguyện viên tham gia nhiều cuộc đối đầu khác nhau, bao gồm đọ kiếm tay đôi, chiến binh đấu với xe ngựa, tấn công từ xa... Bộ áo giáp không hạn chế khả năng chiến đấu hay gây mỏi cho người sử dụng. Mô phỏng chứng minh bộ áo giáp được sử dụng cho chiến đấu cách đây hàng nghìn năm. Theo nhóm nghiên cứu, chiến binh Mycenae được trang bị đầy đủ nhất thời đó và chắn chắn là những đối thủ đáng gờm.
An Khang (Theo Live Science)
Ở Bắc Kinh, Trung Quốc tại góc đông bắc của ngã tư Bắc Tân Kiểu có giếng cổ kỳ lạ, tên giếng Tỏa Long. Thành giếng buộc một sợi xích sắt lớn. Có người nói giếng này thường xuyên phát ra tiếng gầm rú đáng sợ. Nếu ai đó kéo dây xích lên thì sẽ có một dòng nước đen sì phun ra từ giếng. Người dân ở đây đồn đại rằng, giếng Tỏa Long nhốt một con rồng già. Chiếc dây xích dài chính là vật khóa nó lại dưới giếng. Trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc,...
Một con rùa răng 8kg cùng 48 động vật hoang dã do người dân tự nguyện giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vừa được thả về tự nhiên.
Hè năm nay, một vùng biển rộng lớn phía đông Đại Tây Dương ấm lên rồi nguội đi với tốc độ chưa từng thấy, khiến giới khoa học bối rối.
Từ lõi ngô và vỏ trấu, TS Trần Đức Tường nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ thay vì mùn cưa cao su, cho năng suất cao hơn và hoạt chất sinh học tốt hơn.
Trang trại điện gió Dogger Bank sẽ cung cấp điện cho 6 triệu hộ gia đình và tăng thêm công suất trước khi hoàn thành.
Nga đang nóng lên nhanh hơn tối thiểu 2,5 lần so với phần còn lại của thế giới, làm tan chảy vùng lãnh nguyên (tầng đất đã bị đóng băng vĩnh cửu) vốn chiếm 65% diện tích lãnh thổ nước này.
Những bãi đỗ xe dưới lòng đường đang là mối nguy tiềm ẩn tai nạn giao thông khi làm người điều khiển phương tiện mất tầm nhìn, đặc biệt là...
Hạt kiểm lâm Cần Giờ (TP.HCM) kiểm tra thông tin liên quan clip một con nai xuất hiện ven đường được cho là ở huyện Cần Giờ.
Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến sâu, tách chiết ra sản phẩm đất hiếm, cần nghiên cứu và có chính sách để doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ, theo chuyên gia.