Anh cho biết sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga và hạn chế thời hạn thị thực ngoại giao của nước này nhằm đáp trả những "hành động ác ý" từ Moskva.
Phát biểu trước quốc hội ngày 8/5, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly nói Anh vốn đã là "một môi trường hoạt động đầy thách thức đối với cơ quan tình báo Nga" nhưng các biện pháp mới được đưa ra "sẽ tăng cường hơn nữa khả năng chống chọi" của London trước mối đe dọa từ Moskva.
"Chúng tôi sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga, một sĩ quan tình báo quân sự không chính thức", ông nói. "Chúng tôi sẽ xóa bỏ tư cách ngoại giao đối với một số cơ sở có liên quan đến Nga ở Anh. Chúng tôi đang áp đặt những hạn chế mới đối với thị thực ngoại giao Nga, trong đó có việc giới hạn thời gian các nhà ngoại giao Nga có thể ở Anh".
Anh đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2/2022 và Bộ trưởng Cleverly khẳng định chính phủ sẽ không chùn bước trong nỗ lực hỗ trợ Kiev.
Các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuần trước cho hay họ "quan ngại sâu sắc" trước hoạt động gần đây được cho là do Nga thực hiện, gây ảnh hưởng tới Séc, Estonia, Đức, Latvia, Litva, Ba Lan và Anh.
Hồi tháng 4, một người đàn ông Anh bị cáo buộc thực hiện các hành vi thù địch nhằm mang lại lợi ích cho Nga, trong đó có việc tuyển mộ những cá nhân nhằm phóng hỏa cơ sở thương mại có liên quan đến Ukraine ở thủ đô London.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay tuyên bố cáo buộc của Anh về việc Moskva đứng sau vụ phóng hỏa hoàn toàn vô lý và là một phần trong hoạt động chiến tranh thông tin.
Bộ trưởng Cleverly cho hay ông đã đoán rằng những biện pháp mới nhất có thể nhận về phản ứng giận dữ từ phía Nga nhưng chính phủ Anh "sẽ không để bị coi là kẻ ngốc".
"Phản ứng của chúng tôi sẽ kiên định và chắc chắn", ông nói. "Thông điệp chúng tôi gửi tới Nga rất rõ ràng, hãy dừng cuộc xung đột vô lý này, rút quân khỏi Ukraine và chấm dứt những hành động ác ý".
Vũ Hoàng (Theo Reuters)
Ngày 12/3, Bộ Ngoại giao Nga công bố danh sách cấm nhập cảnh các chính trị gia của ba quốc gia Baltic 'thù địch nhất' với nước này gồm Estonia, Latvia và Lithuania.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định như trên trong cuộc gặp ngắn với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nga. Cùng ngày, Thủ tướng cũng gặp lãnh đạo Lào và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại diện Việt Nam cho rằng LHQ, trong đó có HĐBA, cần có cách tiếp cận toàn diện để thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững, phá vỡ vòng luẩn quẩn của xung đột và đói nghèo.
Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin về ASEAN đến các bạn trẻ Ai Cập, nâng cao hình ảnh của các nước ASEAN trong mắt công chúng Ai Cập.
Việt Nam hoan nghênh nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về việc ngừng bắn tại Dải Gaza và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức.
Arab Saudi chuẩn bị mở cửa hàng đồ uống có cồn đầu tiên ở Riyadh trong hơn 70 năm, chỉ phục vụ các nhà ngoại giao không theo đạo Hồi.
Hàng chục ngàn người Niger đã tuần hành ở thủ đô Niamey ngày 26/8 để ủng hộ cuộc đảo chính tháng trước, một ngày sau khi các nhà cầm quyền quân sự mới của nước này ra lệnh cho Đại sứ Pháp phải rời khỏi Niger trong 48 giờ.
Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo xung đột vũ trang có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, yêu cầu quân đội sẵn sàng 'tung đòn hủy diệt'.
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) lần thứ 15 tại Johannesburg, Nam Phi thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế.