Ấn tượng cuộc thi viết về công nhân, công đoàn và người lao động Hà Tĩnh

09:00 22/07/2024

Cuộc thi bút ký, phóng sự về công nhân, công đoàn và người lao động Hà Tĩnh để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, nhiều tác phẩm xúc động, truyền cảm hứng mạnh mẽ.

Đa dạng đề tài, cách phản ánh

Kỷ niệm 95 năm Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 - 28.7.2024); 95 năm Ngày Xuất bản số báo Lao Động đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2024), Báo Lao Động và LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuộc thi bút ký, phóng sự về công nhân, công đoàn và người lao động Hà Tĩnh.

Đây là mảng đề tài rộng, rất nhiều chất liệu và là nguồn cảm hứng cho giới văn nghệ sĩ, báo chí. Tuy nhiên đây cũng là mảng đề tài được cho là khô và khó, đặc biệt với thể loại phóng sự, bút ký.

Vì vậy, dù kỳ vọng rất nhiều, định hướng rất rõ nhưng những ngày đầu, ngay sau khi phát động, Ban Tổ chức không tránh khỏi lo lắng vì sợ rơi vào tình trạng chỉ có “phát” mà không “động”.

Công nhân Nguyễn Văn Cương (45 tuổi), trong tác phẩm “Hàng trăm công nhân đội nắng gắt bám công trường thi công cao tốc Bắc Nam” của tác giả Phạm Thông.

Để khởi động ngay, ngoài phóng viên cơ hữu, lãnh đạo VPĐD Báo Lao Động Khu vực Bắc Trung Bộ đã huy động các cộng tác viên thường xuyên như Công Sáng, Phạm Thông, Duy Chương... vào cuộc.

Giữa những ngày nắng nóng gay gắt, các cộng tác viên không quản khó khăn bám công trường, nhà máy, theo chân cán bộ công đoàn cơ sở nhằm phản ánh chân thực đời sống công nhân lao động và những việc làm tâm huyết, ý nghĩa của cán bộ công đoàn.

Từ đó, các tác phẩm dần ra đời như: “Hàng trăm công nhân đội nắng gắt bám công trường thi công cao tốc Bắc Nam”, “Công nhân Hà Tĩnh đội nắng gắt thi công kênh thủy lợi hơn 660 tỉ đồng”, “Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui”, “Sáng tạo từ những điều giản đơn giản” là những bút ký, phóng sự đầu tiên được đăng tải.

Những lo âu dần vơi đi khi tiếp theo, nhiều cây bút là giáo viên, cán bộ công đoàn, công nhân lao động… liên tiếp gửi bài dự thi.

Tác giả Lê Văn Vỵ có những phóng sự, ghi chép rất ấn tượng như “Những phận người từ bóng tối vươn ra”, “Tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm người mù”, “Ươm mầm hạnh phúc cho những mảnh đời trôi dạt”… Những tác phẩm giàu tính thực tế, thấm đẫm tinh thần nhân văn của tác giả Lê Văn Vỵ như chất xúc tác, tạo cảm hứng cho nhiều cây bút chuyên và không chuyên tham gia cuộc thi.

Càng vào những ngày cuối, Ban Tổ chức lại càng nhận được nhiều tác phẩm chất lượng, tâm huyết.

Đến ngày 20.7.2024 kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được 55 tác phẩm, đã chọn lựa, biên tập và đăng tải trên Báo Lao Động điện tử 46 tác phẩm bao gồm nhiều thể loại.

Theo đó, không chỉ có những bài viết mà còn có phóng sự ảnh như “Những "bóng hồng" trên công trường, xí nghiệp khu kinh tế Vũng Áng”, “Công nhân Hà Tĩnh đội nắng gắt thi công kênh thủy lợi hơn 660 tỉ đồng”. Đặc biệt, Ban Tổ chức còn nhận được những phóng sự truyền hình của những người chuyện nghiệp như tác phẩm “Những nữ đoàn viên công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của nhóm tác giả Đài PTTH Hà Tĩnh; cả những tay máy không chuyên như cô giáo Lê Thị Hồng (Trường Mầm non Kỳ Lợi) với phóng sự dài 7 phút “Người chị cả tận tâm”.

Nếu không tâm huyết, không dành tình cảm chân thành cho nhân vật phản ánh, cho cuộc thi chắc chắn khó có được sự dày công như thế.

Chị Chu Thị Thuỵ (SN 1973) trong phóng sự ảnh “Những “bóng hồng” trên công trường, xí nghiệp khu kinh tế Vũng Áng“.

Chỉ chưa đầy 3 tháng, với một cuộc thi “khô” và “khó” thì con số tác phẩm như thế là sự động viên, khích lệ rất lớn và thú vị hơn, những tác phẩm dự thi không hề “khô” mà rất đa dạng, mượt mà, tâm huyết.

Thực sự ít có cuộc thi bút ký, phóng sự về công nhân, công đoàn, người lao động nào nhận được sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của cộng tác viên trong một thời gian ngắn như vậy.

Nội dung phong phú, ấn tượng

Người tốt việc tốt có nhiều nhưng để viết hay, sâu sắc lại không hề dễ. Viết không khéo thành ra phô, thành ra nhàm chán. Không ít cuộc thi viết, kể cả không ít cuốn sách về người tốt việc tốt chỉ như tập hợp những báo cáo thành tích cá nhân khô cứng, ít có giá trị truyền cảm hứng.

Với những tác phẩm tham dự cuộc thi lần này, hình ảnh người công nhân lao động, cán bộ công đoàn được các cây bút khắc họa chân thực, sống động bằng những hoàn cảnh, việc làm cụ thể, suy nghĩ thật rất dung dị, đời thường nhưng rất trân quý.

Gia cảnh công nhân Lê Mạnh Hùng trong phóng sự “Ánh sáng, niềm tin nơi cuối con đường” của tác giả Lê Văn Vỵ.

Ở đó, có những số phận chịu nhiều thiệt thòi mất mát như anh Lê Mạnh Hùng - Công nhân Công ty Cổ phần phát triển Nông lâm Hà Tĩnh trong tác phẩm “Ánh sáng, niềm tin yêu nơi cuối con đường”, Nguyễn Đình Tiến, Lê Hữu Tuệ trong “Những phận người từ bóng tối đi ra”; là Dương Thị Lệ, Dương Thị Thiện trong “Ươm mầm hạnh phúc cho những mảnh đời trôi dạt”

Và trong từng hoàn cảnh, từng số phận bất hạnh đó luôn có bàn tay, sự giúp đỡ động viên kịp thời của đồng nghiệp, của cán bộ công đoàn để họ nương vào, thêm sức mạnh, niềm tin vượt qua nghịch cảnh. Đó chính là sức mạnh, giá trị lớn lao của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công đoàn mà nếu viết không chân thực, không cảm nhận từ con tim thì khó mà hay, xúc động như vậy.

Qua các tác phẩm, hình ảnh công nhân lao động được khắc họa đậm nét, chân thực với tất cả những khó khăn gian khổ trên công trường và cả những băn khoăn, lo lắng trong cuộc sống đời thường. Đó là những giọt mồ hôi nhễ nhại, những bữa trưa ăn vội và cả những tâm sự rất đời của anh Bùi Văn Quang, anh Bùi Văn Tư, Bùi Huy Hoàng, Trần Thế Tài, Mai Vũ Trần Quang, Lê Đình Hiếu trong những phóng sự về công nhân thi công trên công trường 500kV mạch 3….

Công nhân Bùi Văn Quang (45 tuổi, quê ở tỉnh Hòa Bình) trong tác phẩm

Đó là nụ cười tươi rói của các bóng hồng trên công trường thuộc khu kinh tế Vũng Ánh như các chị Phan Thị Lân, Nguyễn Thị Hải Yến, Chu Thị Thuỵ, Võ Thị Hồng trong “Những "bóng hồng" trên công trường, xí nghiệp khu kinh tế Vũng Áng”…

Đó là những công nhân hằng ngày say sưa lao động, miệt mài với những việc nhỏ nhất, bình dị nhất đang từng ngày góp sức dựng xây quê hương như cô công nhân trẻ tuổi Nguyễn Thị Hồng Hạnh trong bút ký "Đóa hoa tô thắm phố phường”, là Phan Thị Thúy Liễu trong “Những người gieo màu xanh cho đô thị Thành Sen”…

Bên cạnh đó, các tác phẩm cũng khắc họa chân dung những người lao động luôn trăn trở làm sao cho công việc tốt hơn, giúp được nhiều người.

Đó là ông Trần Văn Hân - Đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả; đó là là sáng tạo “Xe lăn cải tiến phục vụ bệnh nhân nặng đi làm cận lâm sàng tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh” của bác sĩ Nguyễn Thanh Hà và điều dưỡng Lê Xuân Quảng…

Đó là lao động thầm lặng nơi thâm sơn cùng cốc để giữ rừng của các cán bộ, kiểm lâm viên như Phan Khắc Tâm, Bùi Đức Hạnh trong “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”; là những người miệt mài với tình yêu thiên nhiên, yêu rừng và giữ sự đa dạng của rừng như các cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang trong phóng sự “Theo chân cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang săn ảnh thú quý hiếm”…

Bữa cơm đèn giữa rừng của cán bộ kiểm lâm trong tác phẩm “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai” của tác giả Phan Ấn.

Là những người tổ chức, đọc kỹ các tác phẩm, chúng tôi thực sự xúc động trước những cống hiến thầm lặng của công nhân lao động, thực sự xúc động với từng câu từng chữ của các tác giả. Nếu không yêu thương, không trân trọng thì làm sao có được những điều tốt đẹp ấy. Nếu cần một bộ phim tài liệu sinh động, chân thực, nhiều màu sắc về công nhân lao động, đạo diễn chỉ cần bám những câu chuyện, hình ảnh được thể hiện trong cuộc thi này cũng là quá đủ.

Một mảng đề tài không hề dễ với nhiều cây bút, kể cả cây bút chuyên nghiệp là viết về “nghề công đoàn” và những cán bộ công đoàn. Đây là cái nghề, càng làm nhiều càng không bao giờ hết việc, và nếu không có trái tim yêu thương, tinh thần hy sinh, tận tụy và có kỹ năng thì khó lòng trụ nổi. Viết về họ bằng những thông tin phản ánh, những thành tích đạt được thì dễ nhưng phản ánh làm sao cho xúc động, lan tỏa mà không hô hào, không liệt kê thành tích thì không hề đơn giản.

Ông Trần Hậu Tú - Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Hà Tĩnh thăm hỏi, động viên đoàn viên đang điều trị tại BV 108. Ảnh: T.L

Vậy nhưng qua cuộc thi, hình ảnh người cán bộ công đoàn được khắc họa đậm nét mà thông qua những việc làm, tâm tư cụ thể của những con người cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể.

Đó là Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Danh trong “Hoạt động Công đoàn phải bằng toán, không phải bằng văn”; là cô giáo Trần Thị Nguyệt - Trường THCS Phú Gia, huyện Hương Khê trong “Người gieo những mầm xanh của lòng nhân ái”; là anh Nguyễn Duy Bình - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Công đoàn xã An Hòa Thịnh; chị Cù Bích Thuận - Chủ tịch LĐLĐ huyện Hương Sơn trong “Gặp những thủ lĩnh công đoàn miền sơn cước”…

Qua các tác phẩm, người đọc thêm tin yêu, tôn trọng những việc làm thầm lặng, hy sinh, tâm huyết của cán bộ công đoàn. Họ là những người xoa dịu những nỗi đau, kết nối lòng nhân ái và tiếp thêm động lực để mỗi phận người vượt qua nghịch cảnh. Qua các tác phẩm, bạn đọc thêm hiểu hơn, chia sẻ hơn những vất vả gian lao của “nghề công đoàn”.

***

Cuộc thi đã khép lại nhưng những giá trị, dư âm của nó còn mãi. Nếu cần nói những từ ngắn gọn nhất về cuộc thi này thì đó là “Đồng hành” “Tâm huyết”, “Trách nhiệm”, “Tận tâm”.

Trân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình, động viên khích lệ kịp thời, chân thành của đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, đồng chí Võ Trọng Hải – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Văn Danh – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh không chỉ với vai trò chỉ đạo mà còn cả những góp ý chuyên môn rất chuyên nghiệp, hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn các tác giả đã không quản gian lao, vất vả tham gia cuộc thi với tinh thần đồng hành, hỗ trợ cao nhất với nhiều tác phẩm giá trị như thầy giáo Lê Văn Vỵ, cô giáo Trần Thi Diệp, Phan Thị Mai Lan, Phan Ấn…

Cuộc thi sẽ không thành công nếu không có sự đồng hành, hỗ trợ đắc lực về tài chính. Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Hà Tĩnh và các sở, ngành liên quan; trân trọng cảm ơn LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh, Công ty CP Tập đoàn Bia Rượu và Nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO; Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn và các đơn vị đã tài trợ hiệu quả cho cuộc thi.

Kể từ ngày 21.7.2024, Ban Tổ chức dừng nhận tác phẩm tham dự cuộc thi. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tham dự nhiệt tình của các tác giả.

Có thể bạn quan tâm
Vụ bé trai 11 tuổi bị đánh bầm tím: Bắt tạm giam người tình của mẹ

Vụ bé trai 11 tuổi bị đánh bầm tím: Bắt tạm giam người tình của mẹ

21:30 01/07/2024

Cơ quan công an xác định Lê Xuân Hùng (người tình của mẹ bé M.) đã dùng dây diện đánh nhiều lần vào người cháu M. khiến cháu có nhiều vết sây sát, bầm tím trên cơ thể.

Tiếp tục tranh luận để tất cả đèn đếm ngược hay chỉ bỏ đếm ngược đèn đỏ

Tiếp tục tranh luận để tất cả đèn đếm ngược hay chỉ bỏ đếm ngược đèn đỏ

21:50 03/07/2024

Nhiều bạn đọc lại tiếp tục tranh luận sau ý kiến TP.HCM có thể bỏ đèn đếm ngược đèn đỏ.

Cả dãy nhà ở công nhân tại Đà Nẵng không có một chiếc ti vi để nhận tin tức

Cả dãy nhà ở công nhân tại Đà Nẵng không có một chiếc ti vi để nhận tin tức

22:30 12/05/2023

Chiều ngày 12.5, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động, nhiều cử tri Đà Nẵng đề nghị cần xây dựng thiết chế văn...

Bắt nữ giám đốc lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng

Bắt nữ giám đốc lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng

14:50 21/05/2024

Ngày 21/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An, đơn vị vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Hằng Nga (SN 1984), trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan Công an xác định từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, mặc dù không có chức năng trong việc tổ chức đưa công dân xuất khẩu lao động, nhưng Trần Thị Hằng Nga vẫn giới thiệu mình làm...

Rác cồng kềnh như tủ, giường, nệm, bàn, ghế... thu gom ra sao?

Rác cồng kềnh như tủ, giường, nệm, bàn, ghế... thu gom ra sao?

19:30 27/06/2024

TP.HCM vừa ban hành quyết định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác cồng kềnh trên địa bàn TP và gắn trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị cụ thể.

Thu gom gần 4 tấn cá chết nổi trắng kênh Đa Cô ở Đà Nẵng

Thu gom gần 4 tấn cá chết nổi trắng kênh Đa Cô ở Đà Nẵng

19:10 13/09/2023

Tối 13/9, ông Huỳnh Trung Nhân, Phó Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã điều động công nhân thu gom cá chết hàng loạt tại kênh Đa Cô, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, đồng thời vệ sinh, xử lý môi trường trong khu vực, hạn chế mùi hôi thối. Đến chiều tối 13/9, công tác thu gom và xử lý môi trường hoàn tất. Ước tính số lượng cá chết khoảng 3,5 - 4 tấn, chủ yếu là cá rô phi. Nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt có thể...

Thanh Hóa: Không xảy ra tình trạng “cháy vé” tàu xe sau kỳ nghỉ lễ

Thanh Hóa: Không xảy ra tình trạng “cháy vé” tàu xe sau kỳ nghỉ lễ

16:30 03/05/2023

Thanh Hóa - Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, người dân ở Thanh Hóa lại lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” đổ về các bến xe,...

Lạnh người với hiện trường vụ sập cầu treo ở Nghệ An

Lạnh người với hiện trường vụ sập cầu treo ở Nghệ An

11:50 07/03/2024

Cầu treo Kẻ Nính phục vụ hơn 3.000 nhân khẩu xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An bất ngờ đổ sập. Tại hiện trường, toàn bộ dây văng, khung thép và các tấm bêtông rơi xuống bãi bồi, một phần khấu kiện rơi xuống sông.

Vụ mẹ nữ sinh giao gà: Khi người tố cáo nói lương tâm bị cắn rứt

Vụ mẹ nữ sinh giao gà: Khi người tố cáo nói lương tâm bị cắn rứt

16:50 03/05/2024

Sau khi phiên tòa phúc thẩm khép lại, luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao già) cho biết sẽ cùng gia đình tiếp tục gửi đơn kêu oan đến các cơ quan chức năng sau khi tòa phúc thẩm bác đơn kêu oan của bị cáo này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra