Ở phiên chợ đặc biệt, được gọi là “chợ âm phủ,” “chợ ma”, chẳng ai nhìn rõ mặt ai; người mua cầm đèn pin lựa cá, còn người bán mang đèn pin trên đầu đứng cân cá, đếm tiền.
Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là “chợ âm phủ,” “chợ ma” vì chợ hoạt động về đêm, tầm 3 giờ cho đến gần 6 giờ sáng cùng ngày.
Ở phiên chợ đặc biệt này, chẳng ai nhìn rõ mặt ai; người mua cầm đèn pin lựa cá, còn người bán mang đèn pin trên đầu đứng cân cá, đếm tiền.
Những năm lũ thấp “chợ ma” đìu hiu. Năm nay lũ lớn, cá vào đồng sinh sôi nhiều, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá nên "chợ ma" Tha La có phần náo nhiệt hơn.
Như một “lời hẹn” của thiên nhiên, hàng năm, từ tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi mang theo phù sa cùng biết bao sản vật tự nhiên.
Đây cũng là thời điểm “chợ mạ” Tha La - chợ cá đồng, cá sông lớn nhất trong mùa nước nổi nơi đầu nguồn biên giới ở An Giang cũng trở nên nhộn nhịp.
Dưới sông, người dân tất bật xúc cá, phân loại vào giỏ đựng, tiểu thương trên bờ nhanh tay cân cá, tính tiền. Những tiếng cười nói, í ới hỏi han nhau như xua tan màn đêm.
Khoảng 3 giờ sáng, “chợ ma” Tha La bắt đầu nhóm họp, người dân sau một đêm giăng câu, thả lưới… tranh thủ mang cá, tôm ra chợ bán nên cả đoạn đường Cây Châu dài khoảng 50m từ dưới chân cầu Tha La lúc nào cũng nhộn nhịp, tiếng í ới gọi nhau cân cá, trả giá như xuyên cắt màn đêm.
Cạnh chợ có một vài quán cóc và dăm sạp hàng tạp hóa nhỏ thấp lè tè, vậy mà lúc nào chộn rộn. Trong màn đêm, những tiếng xuồng máy lạch tạch từ đồng xa hướng về bến chợ, các tiểu thương xúm lại, hỏi chủ xuồng khuya nay bắt được những loại cá nào.
Mỗi người tự lựa phần cá, lươn đã "xí phần," cân từng loại, trả tiền cho ngư dân. Cảnh mua bán cá ở mỗi xuồng chỉ mất chừng 20 phút. Họ chẳng cần ngả giá hay hỏi han vì mỗi xuồng câu lưới chỉ bán một loại cá cho mối quen.
Giữa màn đêm mờ ảo, nhìn từ xa, ánh đèn pin ở chợ Tha La giống như những ánh sao tỏa sáng trong đêm. Đến khoảng 6 giờ sáng, khi mặt trời vừa ló rạng, có thể nhìn rõ mặt người cũng là lúc chợ tan.
Đang nhanh tay lựa những con cá lóc đồng lớn, kích thước đều nhau vào chiếc thau nhựa để cân bán cho bạn hàng, bà Trần Thị Bích (ngụ xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc) kể, “chợ ma” Tha La hình thành khoảng 30 năm trước, do bà con sống ven bờ kênh sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản đồng nội nhóm họp tự phát. Ban đầu chỉ có vài người bày bán rau vườn, bông súng, cá tôm.
Dần dà, tiểu thương phát triển thêm và chợ họp ngày càng đông. Từ giữa khuya, người dân địa phương đã đi thăm lú, dở dớn, sau đó đem về bán tại chỗ cho bạn hàng.
Nhờ có chợ này mà dân làm nghề “hạ bạc” không phải vất vả chở cá đi xa để bán. Theo bà Bích, chợ đây bán tất cả những “đặc sản” của mùa nước nổi như cá linh, cá lóc đồng, cá rô đồng, cá chốt, cá thiểu, cá khoai, cá lòng tòng, lươn, chạch… được người dân đánh bắt ở các cánh đồng ngập nước như Thới Sơn, Nhơn Hưng (thị xã Tịnh Biên), Vĩnh Tế (thành phố Châu Đốc).
Ngày trước, hàng đêm hơn 100 ghe, xuồng nhỏ tới cân cá. Bây giờ, cá, tôm không nhiều như xưa nên hoạt động mua bán cũng giảm đi. Tuy vậy, chợ "ma" là một phần không thể thiếu của mùa nước nổi.
Gần 20 năm buôn bán tại chợ Tha La, bà Nguyễn Thị Nhị (ngụ phường Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên) cho biết, “chợ ma” Tha La hoạt động quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào mùa lũ. Vào thời điểm này, mỗi ngày có cả chục ghe đục, xuồng câu từ các địa phương mang thủy sản đến bán.
Tiểu thương cũng đến đây đông, ai cũng tranh thủ đến sớm để lựa chọn những con cá tươi để mua, rồi đem về các chợ ở các địa phương lân cận bán kiếm lời.
Những năm gần đây, cá sông, cá đồng không còn nhiều như trước, nên hoạt động mua, bán ở chợ cũng giảm đi; tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có rất đông tiểu thương đến đây để mua, bán những đặc sản của mùa nước nổi Miền Tây như cá linh, cá mè vinh, cá trê, cá rô, cá lóc, cá chạch, cá lăng, cá sặc, ếch… rồi mang đi bán khắp các tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Anh Lê Văn Phúc (ngụ ở Châu Đốc, An Giang) - một tiểu chuyên thu mua cá đồng tại chợ Tha La cho biết ngày nào cũng vậy, vợ chồng anh tranh thủ đến đây thật sớm để lựa chọn cá tươi đem về mấy chợ lớn ở Châu Đốc và Long Xuyên bán lại cho bạn hàng kiếm chút lời.
“Mình phải đi sớm thì mới được cá tươi ngon, đi trễ không còn cá để lựa, đem về khó bán hơn. Làm ăn lâu ngày ai cũng quen mặt, mua, bán không cần trả giá nhiều” - anh Phúc chia sẻ.
Theo anh Phúc, trước đây anh phải đi xe tải, mua cả tấn cá mỗi đêm, song bây giờ, mỗi đêm anh chỉ mua được gần trăm kg cá các loại, chủ yếu là các loại các đặc sản của mùa lũ như cá linh, cá kết, cá trèn, cá chạch, cá thiểu, cá khoai, cá rô, cá lóc đồng… để cung cấp cho một số bạn hàng ở Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cầm trên tay hơn 1 triệu đồng tiền bán 30kg cá lóc, rô đồng và cá thiểu – thành quả sau 1 đêm dầm mình dưới nước đặt lú, dở dớn, ông Nguyễn Văn Tài (phường Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên) phấn khởi khoe năm nay nước lũ tràn vào cánh đồng ở lớn hơn năm rồi gần cả mét, nên cá vào đồng sinh sôi khá nhiều, nhờ vậy dân câu lưới như ông có thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình và lo cho con ăn học.
“Chợ ma” không chỉ có tôm, cua, ếch và cá đồng các loại mà còn có nhiều sản vật khác của mùa lũ, như bông súng ma (bông súng đồng), điên điển, rau nhút… tất cả trở thành điểm nhấn đặc sắc trong văn hóa của miền Tây, phản ánh sự phong phú của nguồn thủy sản mùa nước nổi./.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, trong quý I/2024, nhiều khu vực ghi nhận lượng đất nền tăng đột biến, xuất hiện nhiều hơn nhà...
Đức đang tìm cách đảm bảo nguồn lithium cho các nhà sản xuất xe điện trong bối cảnh EU nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong những ngày đầu năm mới sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) đã đón đoàn học sinh tiểu học Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS) đến tham quan Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh, TPHCM).
100 quốc gia đã cam kết Net Zero, trong đó Phần Lan đặt mục tiêu về đích sớm nhất vào 2035, theo thống kê của Climate Watch.
Đến thời điểm trưa 27/8, mực nước về hồ Sơn La là 3.135 m3/s; hồ Hòa Bình 3.301 m3/s; hồ Thác Bà 405 m3/s; hồ Tuyên Quang 1.021 m3/s. Các hồ thủy điện lưu lượng về hồ nhiều, dao động nhẹ so với hôm qua và phải xả lũ gồm: Hồ Trung Sơn, lượng nước về đạt 545 m3/s, hồ phải xả tràn 50 m3/s; hồ Bản Vẽ lượng nước về đạt 484 m3/s, phải xả tràn 275 m3/s; hồ Lai Châu đạt lượng nước 1.634 m3/s, phải xả tràn 96 m3/s. Các hồ thủy điện lớn còn lại mực nước...
Video: Rác thải nhựa ngập tràn đường phố, 'bức tử' sông hồ biển. Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% được chôn lấp hoặc đốt, chỉ 10% còn lại là được tái chế đúng chuẩn. Góp mặt nhiều nhất trong rác thải nhựa là túi nilon...
Sau sự cố rơi cánh quạt của trụ tuabin gió ở tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo kiểm tra các dự án điện gió đang vận hành trên địa bàn để phòng tránh rủi ro và phát hiện một số thiếu sót.
Giá hoa rớt thảm khiến nhiều nông dân phải phá bỏ để trồng vụ mới. Những ngày cuối năm tại làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nhiều chủ vườn đang phải phá bỏ những luống hoa cúc nở rộ vì thời tiết không thuận lợi, hoa xấu, bị thương lái ép giá khiến không tiêu thụ được nhiều. Nhiều ruộng đến thời gian thu hoạch nhưng hoa bị chặt gốc, bỏ lại từng đống héo úa. Ông Suốt, một chủ vườn cho biết năm nay thời tiết không thuận lợi, hoa rớt giá, nhu...
Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết đã nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ khắc phục của các mã số vùng trồng, cơ sở sầu riêng không đạt ở lần kiểm tra trực tuyến tháng 1. Theo đó, kết quả có 47/51 vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói đạt yêu cầu và được GACC cấp mã số. 4 vùng trồng chưa đạt yêu cầu là do hồ sơ gửi chưa đủ thông tin, hình ảnh không rõ...