Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) thông báo, trung tâm Bengaluru đã lắp ráp module tàu chở người Gaganyaan và trang bị công nghệ then chốt.
Theo ISRO, module tàu Gaganyaan trang bị hệ thống đẩy bằng chất lỏng, giúp tạo lực đẩy cần thiết để điều khiển hướng và đường bay. Hệ thống này đảm bảo khoang tàu có thể điều hướng an toàn trong quá trình hạ cánh sau khi hồi quyển, cho đến khi một chiếc dù được triển khai để hạ cánh an toàn, Space hôm 27/1 đưa tin.
Khoang tàu đang được vận chuyển đến Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai ở Kerala để trang bị những thiết bị điện tử dùng cho liên lạc, điều hướng và quản lý năng lượng, giúp kiểm soát tàu vũ trụ trong các hoạt động bay. Sau đó, nó sẽ được đưa đến sân bay vũ trụ của ISRO ở Sriharikota, Andhra Pradesh, để lắp ghép với module quỹ đạo.
Trước khi đưa một hoặc hai người lên quỹ đạo Trái Đất thấp, dự kiến sớm nhất vào năm 2026, Ấn Độ sẽ kiểm tra công nghệ của mình qua ít nhất 4 cuộc thử nghiệm không có phi hành đoàn. Cuộc thử nghiệm đầu tiên, G1, sẽ kiểm tra module phi hành đoàn và module thiết bị, kiểm tra quá trình hồi quyển, triển khai dù và hạ cánh an toàn xuống Vịnh Bengal. G1 cũng sẽ mang theo robot hình người Vyomitra (nghĩa là "người bạn vũ trụ") được thiết kế để kiểm chứng công nghệ.
ISRO chưa công bố ngày cho chuyến bay thử nghiệm này, nhưng vụ phóng có thể diễn ra đầu năm nay, sớm nhất là tháng 2. Ấn Độ đặt mục tiêu thực hiện 10 vụ phóng vào quỹ đạo trong năm nay, nhưng có vẻ không bao gồm các chuyến bay thử nghiệm G2 và G3. Shubhanshu Shukla, một trong 4 phi hành gia sẽ tham gia nhiệm vụ Gaganyaan có phi hành đoàn, đang trải qua quá trình đào tạo của công ty Axiom Space ở Houston, Mỹ, cho một nhiệm vụ kéo dài hai tuần tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 4 tới.
ISRO gần đây đạt một số tiến bộ về động cơ cho tên lửa sẽ phóng Gaganyaan. Cơ quan này đã thực hiện nhiều thử nghiệm quan trọng như xác minh hệ thống thoát hiểm khẩn cấp và các quy trình thu hồi tàu vũ trụ.
Hiện nay, chỉ Mỹ, Nga và Trung Quốc có khả năng tự phóng người lên không gian. Tuy nhiên, chương trình không gian của Ấn Độ cũng gặt hái thành công trong năm qua. Những thành tựu này bao gồm đổ bộ Mặt Trăng với nhiệm vụ Chandrayaan-3 và phóng tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-1 tới điểm Lagrange 1. Ấn Độ cũng lên kế hoạch xây một trạm vũ trụ trên quỹ đạo năm 2035 và đưa phi hành gia tới Mặt Trăng năm 2040.
Thu Thảo (Theo Space)
Góp ý về lộ trình kiểm định khí thải xe máy , nhiều đơn vị đề xuất nhà nước có chính sách hỗ trợ đổi xe máy mới.
Sự đối lập giữa xe ôm tại Việt Nam và lệnh cấm xe ôm ở bang Karnataka (Ấn Độ) đã khơi mào cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Sáng 25/6, nhiều hội nhóm (group) trên mạng xã hội Facebook hoạt động trở lại sau khi bị dừng hoạt động không rõ nguyên nhân từ tối hôm trước. Các quản trị viên cũng lấy lại được quyền kiểm soát và thực hiện được các hoạt động như duyệt bài đăng như thông thường. Đại diện Meta (công ty mẹ của Facebook) đã có phản hồi về sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến nhiều group trên Facebook xảy ra vào ngày 24/6. Người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi ghi...
Theo thông tin từ Cybernews, có 16 tỉ thông tin bao gồm tên tài khoản, địa chỉ email và mật khẩu đã bị lộ.
Công an một số tỉnh phía Bắc vừa công bố danh sách phạt nguội . Trong số này có nhiều xe biển số thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Hà Nội - Người dân có thể tự thực hiện thủ tục đăng ký xe, bấm biển số xe một cách thuận lợi trên Cổng dịch vụ công Bộ Công...
Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến, nhiều phụ nữ phải đối mặt với những tin nhắn đe dọa, bị theo dõi và đánh cắp dữ liệu.
Chiều 16.5, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức Chương trình “Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5” năm 2025.
Thanh Hóa - Điểm mới của kỳ sát hạch GPLX là lực lượng CSGT sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích đối với học viên trước...