Hai vệ tinh thuộc SpaDeX, thí nghiệm ghép nối không gian của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), liên kết với nhau trên quỹ đạo hôm 15/1.
Bộ thí nghiệm SpaDeX phóng lên bằng tên lửa PSLV của Ấn Độ ngày 30/12, bắt đầu nhiệm vụ chứng minh công nghệ ghép nối tự động do nước này phát triển. SpaDeX gồm hai vệ tinh, Target và Chaser, mỗi chiếc nặng 220 kg. Bộ đôi này ban đầu dự kiến ghép nối trên quỹ đạo ngày 6/1, nhưng ISRO đã hoãn lại nhiều lần để thực hiện thêm các thử nghiệm và mô phỏng.
Ngày 15/1, Target và Chaser bắt đầu dịch chuyển, thành công thu hẹp khoảng cách từ 15 m xuống còn 3 m, duy trì khoảng cách này trong thời gian ngắn, sau đó hoàn tất quá trình ghép nối. "Ghép nối vệ tinh thành công! Một khoảnh khắc lịch sử! Xin chúc mừng cả nhóm, chúc mừng Ấn Độ", ISRO viết trên mạng xã hội X.
"Sau khi ghép nối, việc điều khiển hai vệ tinh như một vật thể duy nhất cũng đã thành công. Các thao tác kiểm tra cho quá trình truyền năng lượng và tách rời sẽ tiếp tục diễn ra trong những ngày tới", ISRO cho biết.
Theo ISRO, công nghệ ghép nối ngoài không gian rất cần thiết cho tham vọng không gian của Ấn Độ như các nhiệm vụ trên Mặt Trăng, mang mẫu vật từ Mặt Trăng về Trái Đất, xây dựng và vận hành Trạm Bharatiya Antariksh (BAS). Công nghệ này rất thiết yếu khi cần phóng tên lửa nhiều lần để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ chung.
BAS là trạm vũ trụ quay quanh Trái Đất mà Ấn Độ dự định lắp ráp vào khoảng năm 2035. Quốc gia này cũng đang phát triển nhiệm vụ thu thập mẫu vật Mặt Trăng Chandrayaan 4, dự kiến phóng năm 2028.
Thành tựu mới đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 thực hiện được việc ghép nối phương tiện trên quỹ đạo sau Mỹ, Nga, Trung Quốc. Ngoài ra, một số cơ quan và tổ chức cũng đã trình diễn thành công công nghệ ghép nối. Ví dụ, Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chế tạo tàu vũ trụ chở hàng để phục vụ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Các tàu chở hàng ATV của ESA tự ghép nối với trạm, nhưng tàu HTV của Nhật Bản cần trợ giúp từ một cánh tay robot lớn.
Thu Thảo (Theo Space)
Góp ý về lộ trình kiểm định khí thải xe máy , nhiều đơn vị đề xuất nhà nước có chính sách hỗ trợ đổi xe máy mới.
Sự đối lập giữa xe ôm tại Việt Nam và lệnh cấm xe ôm ở bang Karnataka (Ấn Độ) đã khơi mào cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Sáng 25/6, nhiều hội nhóm (group) trên mạng xã hội Facebook hoạt động trở lại sau khi bị dừng hoạt động không rõ nguyên nhân từ tối hôm trước. Các quản trị viên cũng lấy lại được quyền kiểm soát và thực hiện được các hoạt động như duyệt bài đăng như thông thường. Đại diện Meta (công ty mẹ của Facebook) đã có phản hồi về sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến nhiều group trên Facebook xảy ra vào ngày 24/6. Người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi ghi...
Theo thông tin từ Cybernews, có 16 tỉ thông tin bao gồm tên tài khoản, địa chỉ email và mật khẩu đã bị lộ.
Công an một số tỉnh phía Bắc vừa công bố danh sách phạt nguội . Trong số này có nhiều xe biển số thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Hà Nội - Người dân có thể tự thực hiện thủ tục đăng ký xe, bấm biển số xe một cách thuận lợi trên Cổng dịch vụ công Bộ Công...
Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến, nhiều phụ nữ phải đối mặt với những tin nhắn đe dọa, bị theo dõi và đánh cắp dữ liệu.
Chiều 16.5, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức Chương trình “Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5” năm 2025.
Thanh Hóa - Điểm mới của kỳ sát hạch GPLX là lực lượng CSGT sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích đối với học viên trước...