Cuộc gặp cấp tư lệnh quân đoàn Ấn Độ-Trung Quốc lần thứ 19 được tổ chức tại điểm biên giới Chushul-Moldo ở phía Ấn Độ.
Trung Quốc lần đầu tiên có hành động 'siết biên' tổng thể, Ấn Độ lo. (Nguồn: Reuters) |
Lần đầu tiên các cuộc đàm phán quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra trong hai ngày. (Nguồn: Reuters) |
Theo tuyên bố chung ngày 15/5, Quân đội Ấn Độ và Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) nhất trí giải quyết các vấn đề còn tồn tại dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) đang tranh chấp ở khu vực Ladakh một cách nhanh chóng thông qua đối thoại trong vòng đàm phán quân sự thứ 19 được tổ chức vào ngày 13-14/8.
Báo Hindustan Times trích tuyên bố chung nêu rõ, hai bên “đồng ý giải quyết các vấn đề còn lại một cách nhanh chóng và duy trì đà đối thoại và đàm phán thông qua các kênh quân sự và ngoại giao. Trong thời gian tạm thời, hai bên nhất trí duy trì hòa bình và yên tĩnh trên thực địa ở các khu vực biên giới”.
Đây là lần đầu tiên các cuộc đàm phán quân sự giữa New Delhi và Bắc Kinh được tổ chức trong hai ngày.
Trong khi đó, theo Reuters, các nguồn thạo tin cho biết Ấn Độ và Philippines đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng sau khi quốc gia Đông Nam Á này mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ. Các cuộc đàm phán về hạn mức tín dụng quốc phòng cũng đã được khởi động.
Hai bên hiện vẫn đang thảo luận số lượng chính xác về hạn mức tín dụng quốc phòng. Các quan chức Philippines đã thăm một số công ty quốc phòng của Ấn Độ, trong đó có Kalyani Strategic Systems, để kiểm tra sản phẩm.
New Delhi lần đầu tiên đưa ra đề xuất về hạn mức tín dụng vào năm 2018 và hai bên nhắc lại trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar và người đồng cấp Philippines Enrique Manalo hồi tháng Sáu. Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp, hai bộ trưởng đều bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác quốc phòng song phương.
New Delhi cũng đề nghị hỗ trợ Manila về thủy văn và các vấn đề hàng hải. Các Lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước cũng đang nỗ lực hướng tới Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác hàng hải.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác, trong đó có mặt trận quân sự, đã cụ thể hóa những thắng lợi ở chiến trường thành kết quả trên bàn đàm phán. Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự kết hợp đó.
Ngày 24/10, Cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho hay, các đơn vị Triều Tiên đầu tiên được huấn luyện tại Nga đã được triển khai tại khu vực biên giới Kursk.
Phe đối lập Hàn Quốc được dự báo thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội, được coi là đòn giáng mạnh với Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Trung Quốc lần đầu trưng bày biến thể xuất khẩu của trực thăng tấn công Z-10 với hình dáng và tính năng tương đồng mẫu Apache do Mỹ chế tạo.
Liên Hợp Quốc và loạt nước lên án mạnh mẽ vụ xả súng khiến hơn 60 người chết ở Nga, trong khi Ukraine khẳng định không liên quan.
Đại sứ Nga tại Cộng hoà Trung Phi (CAR), ông Alexander Bikantov, khẳng định kế hoạch thành lập căn cứ quân sự của Nga tại CAR tiếp tục nằm trong chương trình và đàm phán giữa Moscow và Bangui đang được tiến hành.
Nắm quyền từ năm 32 tuổi, trong gần 4 thập kỷ qua, Thủ tướng Hun Sen đã đưa Campuchia từ thời kỳ đen tối tới ổn định và phát triển.
Lãnh đạo tình báo Hạ viện Mỹ thông báo về mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng, dường như xoay quanh Nga và hoạt động không gian.
Ukraine đạt ‘bước tiến đáng kể’ ở Bakhmut, Đức mong Mỹ có ‘quyết định chin chắn’, Israel họp khẩn về dải Gaza… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.