Ai sẽ là tân thủ tướng Thái Lan?

09:40 06/07/2023

Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo Đảng Tiến bước (MFP), dù đã chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua nhưng vẫn đang đứng trước nhiều sóng gió trong lộ trình tìm đến chiếc ghế thủ tướng Thái Lan.

Nguồn: Bloomberg, BBC, AFP - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: TUẤN ANH

Ngày 5-7, tân Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha thông báo Quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu bầu thủ tướng mới vào ngày 13-7.

Có thể bầu thủ tướng nhiều lần

Theo Hãng tin AP, hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Pita Limjaroenrat sẽ là thủ tướng Thái Lan. Hiện liên minh 8 đảng do MFP lãnh đạo đang có 312 trong số 500 thành viên Hạ viện. Tuy nhiên, ông Pita cần ít nhất 376 phiếu bầu để trở thành thủ tướng.

Tân Chủ tịch Hạ viện Wan Muhamad Noor Matha - lãnh đạo Đảng Prachachat nằm trong liên minh 8 đảng - cho biết liên minh sẽ ủng hộ ông Pita, nhưng nếu ông ấy không nhận được đa số phiếu bầu từ lưỡng viện thì việc đề cử ông Pita có thể lặp lại vài lần, nhưng ông không chắc có thể lặp lại bao nhiêu lần.

Chiến thắng của MFP hồi tháng 5 đã gây bất ngờ với giới cầm quyền Thái Lan. Một số thượng nghị sĩ đã phản đối ông Pita Limjaroenrat (42 tuổi) - chính khách, doanh nhân và là cựu sinh viên Đại học Harvard.

Năm 2014, ông Prayut Chan-o-cha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của quân đội, lật đổ chính quyền của thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ông chính thức được bầu làm thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2019.

Theo báo Washington Post, nhiều cử tri Thái Lan không hài lòng với sự cầm quyền trong những năm qua của quân đội và muốn có sự thay đổi. Kết quả bầu cử vừa qua cho thấy Đảng MFP nhận được nhiều ủng hộ của người dân Thái.

Những rắc rối chính

Nhưng chính những điều khiến MFP được nhiều cử tri yêu thích lại làm cho các nhân vật bảo thủ theo chủ nghĩa bảo hoàng lo lắng. Bởi lẽ MFP cam kết cải cách nhiều thể chế vốn giữ quyền lực và ảnh hưởng theo hiến pháp được viết dưới thời chính quyền ông Prayut. Đặc biệt, nhiều nhân vật bảo thủ lo ngại về cam kết sửa đổi luật khi quân của MFP.

Ngoài ra, MFP có thể sẽ gặp rắc rối do những căng thẳng giữa đảng này và đối tác lớn nhất - Đảng Pheu Thai - trong liên minh 8 đảng. Mới đây, MFP và Pheu Thai đã tranh cãi về việc ai sẽ giữ chức chủ tịch Hạ viện Thái Lan. Cuối cùng hai bên đã thỏa hiệp, đồng ý đề cử ông Wan Muhamad Noor Matha làm chủ tịch Hạ viện, còn với MFP và Pheu Thai, mỗi bên sẽ có một phó chủ tịch.

Ông Attachak Sattayanurak, giáo sư lịch sử tại Đại học Chiang Mai (Thái Lan), cho rằng việc thiếu niềm tin giữa MFP và Pheu Thai có thể là mối đe dọa lớn nhất với chức thủ tướng của ông Pita.

Ông giải thích các nhà lãnh đạo Pheu Thai không muốn bị cho là nhượng bộ quá nhiều với MFP. Tuy nhiên, giáo sư lịch sử này cảnh báo nếu Pheu Thai không cho thấy được sự đoàn kết "không thể phá vỡ" với MFP, điều đó sẽ làm suy giảm sức mạnh của liên minh và khiến các thượng nghị sĩ cũng như các đồng minh bảo thủ "có thêm cơ sở để không chọn ông Pita".

* Pravit Rojanaphruk (người Thái Lan, phóng viên báo Khaosod):

Tôi mong Thái Lan sớm chọn được thủ tướng

Nhìn vào bức tranh chính trị hiện tại, giới phân tích cũng như dư luận Thái Lan dự đoán trong cuộc bầu thủ tướng ngày 13-7, nhiều khả năng ông Pita Limjaroenrat không nhận được đủ số phiếu cần thiết (tức 376 phiếu).

Liên minh của ông Pita đang có 312 ghế. Để là thủ tướng, ông cần có thêm sự ủng hộ của 64 nghị sĩ. Con số này hoặc đến từ lá phiếu của các đảng khác ngoài liên minh hoặc từ thượng viện.

Khả năng nghị sĩ đảng khác bỏ phiếu cho ông Pita được đoán là rất ít, vì họ không có lợi ích chính trị từ đó. Mong đợi hợp lý là ông Pita sẽ nhận được từ 5 - 10 phiếu của nhóm này.

Ông sẽ phải tìm thêm 55 phiếu còn lại từ các thượng nghị sĩ được bổ nhiệm dưới thời cầm quyền của quân đội. Hiện mới có khoảng 20 thượng nghị sĩ công khai tuyên bố sẽ bầu ông. Khả năng Thái Lan có thể chọn được thủ tướng ngay trong lần bỏ phiếu đầu tiên là rất không chắc chắn.

Theo tân chủ tịch Hạ viện Thái Lan, có khả năng sẽ phải bỏ phiếu vòng 2, vòng 3 với ông Pita. Giả sử sau 3 hoặc 5 vòng mà ông Pita vẫn không thành công, Đảng Pheu Thai, đảng có nhiều ghế thứ hai trong liên minh, có thể yêu cầu ông Pita đứng sang một bên để ứng viên của họ được đứng tên trong phiếu bầu thủ tướng.

Trong tình huống này, ứng cử viên trung dung nhất của Pheu Thai là ông Paetongtarn, Srettha Thavisin có thể được đề cử chứ không phải bà Paetongtarn Shinawatra - con gái ông Thaksin Shinawatra.

Tình huống cực đoan không ai muốn sẽ xảy ra là nhóm thượng nghị sĩ sẽ không ủng hộ ứng viên thủ tướng của cả MFP lẫn Pheu Thai trong mọi cuộc bỏ phiếu để kéo dài thời gian.

Nếu thế họ sẽ câu giờ được 10 tháng và ông Prayut Chan-o-cha sẽ vẫn nắm quyền thêm 10 tháng nữa. Khả năng này không cao vì không hợp lòng dân, sẽ gây bất ổn sâu rộng trong khi Thái Lan rất cần sớm ổn định để phát triển. Càng kéo dài tình trạng không có thủ tướng sẽ càng bất lợi cho Thái Lan.

Cũng có khả năng sau nhiều lần bầu thủ tướng bất thành, Pheu Thai sẽ rời liên minh với MFP và lập liên minh với những đảng thân quân đội. Pheu Thai chưa nói về khả năng này vì cử tri Thái không ủng hộ sự hợp tác đó. Nếu nó xảy ra, Pheu Thai cũng sẽ phải trả giá về chính trị.

HỒNG VÂN ghi

Có thể bạn quan tâm
Ba Lan khẳng định không liên quan đến các vụ nổ đường ống dẫn khí

Ba Lan khẳng định không liên quan đến các vụ nổ đường ống dẫn khí

20:50 11/06/2023

Quan chức Ba Lan khẳng định Ba Lan không liên quan gì đến các vụ nổ Dòng chảy phương Bắc 1, Dòng chảy phương Bắc 2 và việc gắn Ba Lan với những sự kiện này là không có cơ sở.

Việt Nam-Argentina triển khai 3 nhóm biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương

Việt Nam-Argentina triển khai 3 nhóm biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương

12:30 25/04/2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ Việt Nam - Argentina phối hợp chặt chẽ triển khai 3 nhóm biện pháp cụ thể để thúc đẩy...

Nga nêu lý do Đan Mạch từ chối hợp tác điều tra vụ Nord Stream

Nga nêu lý do Đan Mạch từ chối hợp tác điều tra vụ Nord Stream

03:30 26/09/2023

Đại sứ Nga tại Đan Mạch Vladimir Barbin cho biết chưa có sự hợp tác giữa Nga và Đan Mạch trong việc điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí...

BRICS giúp Nga vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây

BRICS giúp Nga vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây

08:30 10/04/2024

Nga sử dụng các định dạng đa phương ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, như BRICS, để vượt qua trừng phạt của phương Tây.

Nghệ An: Cảnh báo hành vi của các đối tượng lạ trước cổng trường học

Nghệ An: Cảnh báo hành vi của các đối tượng lạ trước cổng trường học

07:00 22/03/2023

Trong 3 ngày qua, trên địa bàn thành phố Vinh và trên mạng xã hội lan truyền thông tin trước cổng một số trường học xuất hiện đối tượng có hành vi lạ, như cho quà, bánh kẹo, nước ngọt...

Dự báo thời tiết TP.HCM hôm nay 6/3: Nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Dự báo thời tiết TP.HCM hôm nay 6/3: Nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

10:20 06/03/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, sáng và chiều 6/3, thời tiết TP.HCM phổ biến có mây, không mưa, trời nắng nóng từ sáng đến chiều. Nhiệt độ dao động trong khoảng 34 độ C - 37 độ C, tăng 1 độ so với ngày hôm trước. Độ ẩm tương đối phổ biến 48-65%, mật độ mây 59-78%. Hướng gió Tây Nam đến Nam có vận tốc 2-6 km/h. Gió giật mạnh với vận tốc 4-28 km/h. Dự báo chỉ số UV: Chỉ số UV tại các khu vực thuộc TP.HCM đều đạt ở ngưỡng có nguy cơ...

Xung đột Nga - Ukraina có thể kéo dài hàng chục năm

Xung đột Nga - Ukraina có thể kéo dài hàng chục năm

09:20 20/08/2023

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho rằng xung đột Nga - Ukraina có thể kéo dài hàng chục năm.

Trẻ em Hà Nội đu dây, thực hành thoát khỏi đám cháy từ tầng cao chung cư

Trẻ em Hà Nội đu dây, thực hành thoát khỏi đám cháy từ tầng cao chung cư

21:30 08/10/2023

Ngày 7 - 8/10, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) phối hợp cùng Công an TP Hà Nội, Trường Đại học Cảnh sát PCCC, Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam tổ chức cho người dân trải nghiệm, thực hành chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Chương trình được tổ chức tại hai địa điểm: Trụ sở Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (số 1 Vũ Hữu, Thanh Xuân) và không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng). Ghi nhận của PV trong ngày 8/10, rất đông các...

Việt Nam đầu tư cho giáo dục khiêm tốn, điểm Toán trong nhóm cao nhất

Việt Nam đầu tư cho giáo dục khiêm tốn, điểm Toán trong nhóm cao nhất

10:50 28/02/2024

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố kết quả khảo sát PISA Việt Nam năm 2022, trong đó cho thấy học sinh Việt Nam có điểm Toán trong nhóm cao nhất tính theo chỉ số về điều kiện kinh tế - xã hội.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới