Ngày 30/8, các nguồn tin an ninh cho biết, Ai Cập đã gửi vũ khí, thiết bị quân sự và lực lượng đặc nhiệm đến Somalia theo các điều khoản của thỏa thuận hợp tác quân sự được hai nước ký hồi đầu tháng.
Ai Cập gửi số lưọng lớn vũ khí, thiết bị quân sự và 300 lính biệt kích đến Somalia, một nước phản ứng./ (Nguồn: Horn Observer) |
Hình ảnh các máy bay vận tải Ai Cập tại sân bay Mogadishu của Somalia, ngày 27/8. (Nguồn: Horn Observer) |
Báo The National News của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho hay, vào ngày 27/8, theo các nguồn tin trên, hai máy bay vận tải quân sự của Ai Cập đã đến sân bay thủ đô Mogadishu của Somalia, chở nhiều vũ khí, đạn dược và khoảng 300 lính biệt kích từ một đơn vị lực lượng đặc nhiệm của quân đội Ai Cập.
Tin liên quan |
Căng thẳng leo thang, Somalia trục xuất Đại sứ Ethiopia Căng thẳng leo thang, Somalia trục xuất Đại sứ Ethiopia |
Các binh sĩ Ai Cập sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và trang bị cho các đơn vị quân đội Somalia cũng như giúp bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Somalia.
Các quan chức an ninh yêu cầu giấu tên cho hay, từ 27-29/8, tổng cộng 8 máy bay vận tải của Ai Cập đã hạ cánh xuống sân bay Mogadishu, mang theo nhiều vũ khí và thiết bị quân sự. Số lính biệt kích Ai Cập hiện có mặt tại Somalia đã lên tới 1.000 người.
Theo các quan chức trên, Ai Cập sẽ gửi thêm nhiều chuyến hàng thiết bị quốc phòng do nước này sản xuất tới Somalia trong nay mai, bao gồm xe bọc thép, bệ phóng tên lửa, pháo, tên lửa chống tăng, radar và máy bay không người lái.
Một số thiết bị sẽ được vận chuyển bằng đường bộ từ một cơ sở quân sự của Ai Cập ở Djibouti.
Động thái mới nhất của Cairo đã gây ra phản ứng giận dữ từ Ethiopia, nước láng giềng đang vướng căng thẳng với Somalia liên quan vùng lãnh thổ Somaliland. Kể từ tháng 1/2024, vùng lãnh thổ ly khai khỏi Somalia nhưng không được công nhận này đã đồng ý cho Ethiopia thuê 20 km bờ biển trong 50 năm.
Addis Ababa cũng đang bất đồng sâu sắc với Ai Cập liên quan vấn đề quản lý và vận hành Đập thủy điện Đại phục hưng do Ethiopia xây dựng trên nhánh Nile Xanh.
Ethiopia cảnh báo sẽ không để các thế lực khác làm mất ổn định ở vùng Sừng châu Phi.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ ngày 16-22/10.
Tướng Mỹ muốn tái cơ cấu lực lượng từ bài học của đặc nhiệm Anh tại Ukraine, ám chỉ binh sĩ của London đã hoạt động ở nước này.
Theo Thủ tướng Hun Sen, cuộc bầu cử vừa qua cho thấy dân Campuchia tin tưởng vào đảng cầm quyền, tin tưởng vào chính ông, và tin tưởng vào ông Hun Manet.
Thụy Điển đã chứng kiến một số cuộc biểu tình gần đây khi các bản sao kinh Koran bị phá hoại hoặc đốt cháy, gây ra phẫn nộ trong cộng đồng người Hồi giáo.
Là người đã chỉ đạo cuộc đột kích của Hamas vào Israel, tân thủ lĩnh Sinwar được cho là sẽ rất cứng rắn trong nỗ lực đàm phán kết thúc xung đột.
Viện nghiên cứu Mỹ cho rằng lực lượng Nga có thể từ bỏ kế hoạch bao vây Avdeevka và chọn chiến tiến công xuyên từng khu nhà.
Việt Nam giới thiệu Viện trưởng Viện Biển Đông Nguyễn Thị Lan Anh ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.
Quân đội Nga thông báo tập kích tổng hành dinh của bộ tư lệnh phụ trách mặt trận miền nam Ukraine, nghi đặt tại thành phố Odessa.
Ngày 7/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên dường như đã tổ chức một cuộc họp quốc hội quan trọng theo đúng lịch trình để sửa đổi hiến pháp của quốc gia này.