9 con sếu đầu đỏ đã về và kiếm ăn ở Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (huyện Giang Thành, Kiên Giang) trong những ngày qua.
Sáng 2-4, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Lâm Hồng Tuấn - phó giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (huyện Giang Thành) - xác nhận khoảng 13h chiều 28-3, ông phát hiện 3 con sếu đầu đỏ bay lượn trên bầu trời thuộc Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ.
Sau đó, ông Lâm Quang Ngôn - nghiên cứu viên cho dự án kiểm kê đa dạng sinh học Khu bảo tồn Phú Mỹ - đi theo đàn sếu trên và phát hiện thêm nhiều con sếu đầu đỏ khác đang kiếm ăn ở vùng đệm khu bảo tồn.
"Năm 2023, chúng tôi cũng phát hiện sếu đầu đỏ bay về nhưng không biết có xuống kiếm ăn ở vùng lõi khu bảo tồn không. Năm nay, 9 con sếu đầu đỏ này là 3 gia đình sếu (gia đình 4 con sếu, 3 con sếu và một gia đình 2 con sếu). Đàn sếu này chỉ tìm thức ăn, chưa về trú ngụ. Đơn vị cũng tăng cường quản lý, bảo tồn hệ sinh thái để sếu đầu đỏ về trong thời gian tới", ông Tuấn nói.
"Theo thói quen trong mùa di cư, đến thời điểm nhất định mỗi ngày đàn sếu bay về khu vực vùng đệm Khu bảo tồn Phú Mỹ để tìm kiếm thức ăn. Lần ghi nhận sớm nhất là 8h30 sáng 30-3, đàn sếu đầu đỏ trên vẫn đến bãi ăn. Đến cuối ngày, đàn sếu trên sẽ bay về phía hướng Campuchia", ông Lâm Quang Ngôn nói.
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ có diện tích 2.700ha (vùng lõi có diện tích 1.066ha; vùng đệm 1.644ha). Vùng này là dạng đất ngập nước nguyên thủy còn sót lại, nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa và đặc biệt có loài quý hiếm là sếu đầu đỏ về đây kiếm ăn theo mùa.
Một ngày tháng 10 năm 1970, tại một công trường xây dựng của thôn Hà Gia thuộc thành phố Tây An, các công nhân đang hăng say làm việc thì một tiếng hét rất to vang lên. Một lão nông kêu: “Mọi người nhìn xem đây là cái gì?” Các công nhân khác đều dừng công việc lại và chạy tới xem. Họ nhìn thấy một bình gốm đơn giản có vẻ là đồ cổ. Mọi người hỏi nhau: “Đây là bảo vật chăng?”. Lão nông cẩn thận mở nắp chiếc bình gốm, bên trong có ánh sáng le lói...
Các nhà khảo cổ học ở Đức đã khai quật được một thanh kiếm samurai Nhật Bản quý hiếm từ thế kỷ 17 trong đống đổ nát của một căn hầm bị phá hủy tại Đức trong Thế chiến II.
Bộ trưởng Y tế Pakistan nhấn mạnh việc phát hiện virus trong môi trường cho thấy Pakistan duy trì chuẩn mực cao nhất về giám sát bại liệt, tuy nhiên trẻ em vẫn có nguy cơ nhiễm virus bại liệt.
Lucas Goehring, phó giáo sư vật lý tại Đại học Nottingham Trent ở Anh, cho biết: 'Những gì chúng tôi đã chỉ ra là có một lời giải thích đơn giản, hợp lý, nhưng ẩn dưới lòng đất.' Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 24/2 trên tạp chí Physical Review X: 'Câu trả lời nằm trong mạch nước ngầm bên dưới lớp vỏ muối'. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học mô tả cách thức các lớp nước mặn và ít mặn lưu thông lên xuống theo dòng chảy hình bánh...
Báo Lao Động vừa đăng tải thông tin: Không cho vượt, ôtô bị chủ xe SH chặn đường đấm bẹp capô ở Tây Hồ . Vậy vượt xe được quy...
TP - Những ngày qua, dư luận xôn xao vụ huy động 400 người để thử tải công trình cầu Nguyễn Thái Học (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Sự việc này nằm trong kế hoạch giám định để phục vụ điều tra “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các nhà khoa học Trung Quốc đề xuất việc thực hiện các thí nghiệm khoa học như trồng cây trên bề mặt Mặt Trăng và sử dụng tài nguyên Mặt Trăng, như khoáng sản Mặt Trăng và năng lượng mặt trời.
Thư viện Quốc hội đăng tải tài liệu tham khảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có tham khảo quy định xử phạt nồng độ...
Vệ tinh mang tên L-SAR4 01 được phóng vào lúc 1h26 ngày 13/8 (00h26 cùng ngày theo giờ Hà Nội) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B và đã đi vào quỹ đạo thành công theo kế hoạch.