Từ nay đến năm 2030, thành phố có 80 phường phải sắp xếp, thuộc các quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận.
Nội dung nêu trong tờ trình của UBND TP HCM vừa gửi Bộ Nội vụ về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo đó, thành phố có 129 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp nhưng có 49 đơn vị diện đặc thù nên không phải sáp nhập.
Quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phường (thuộc quận) có dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích 5,5 km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2. Những đơn vị không đạt hai tiêu chí này phải sắp xếp.
Như vậy quận 3 có bốn phường phải sắp xếp là 9 nhập với 10 thành phường 9; 12 nhập với 13 thành phường 12.
Quận 4 có sáu phường phải sáp nhập là 6 với 9; 8 và 10; 14 với 15, thành các phường 9, 8 và 15.
Quận 5 có tám phường phải sắp xếp, gồm 2 với 3; 5 và 6; 7 nhập với 8; 10 và 11, thành các phường 2, 5, 7, 11.
Quận 6 có 11 phường phải sáp nhập gồm: 2, 6 và một phần phường 5 thành phường 2; 1 nhập với 3, 4 thành phường 1; 9 nhập với một phần phường 5 thành phường 9; 11 nhập với một phần phường 10 với tên gọi phường 11; 14 và một phần phường 13 thành phường 14.
Quận 8 có phường 1, 2, 3 sáp nhập thành phường Rạch Ông; 8, 9, 10 thành phường Hưng Phú; 11, 12, 13 thành phường Xóm Củi.
Quận 10 có nhập phường 6 và 7 thành phường 6; 5 và 8 thành phường 8; 10 và 11 thành phường 10.
Quận 11 có 11 phường, gồm 1 và 2 thành phường 1; 4, 6 và 7 thành phường 7; 8 với 12 thành phường 8; 9 và 10 thành phường 10; 11 với 13 thành phường 11.
Bình Thạnh có 13 phường phải sắp xếp là 1 và 3 thành phường 1; 5 và một phần phường 6 thành phường 5; 7 và một phần phường 6 thành phường 7; 11 với một phần phường 13 thành phường 11; 2 và 15 thành phường 15; 19 và 21 thành phường 19; 14 và 24 thành phường 24.
Gò Vấp sáp nhập 1, 4, 7 thành phường 1; 8 và 9 thành phường 8; 14 với một phần phường 13 thành phường 14; 15 với một phần phường 13 thành phường 15.
Phú Nhuận nhập 3 và 4 thành phường 4; 15 với 17 thành phường 15.
Theo UBND TP HCM, sau sắp xếp từ 80 phường thuộc 10 quận sẽ hình thành 38 phường mới, giảm 39 phường. Trong đó, đa số nhập từ hai phường thành một phường mới, có 7 trường hợp thành ba phường hoặc một phần phường cũ hình thành phường mới. Có 9 phường phải điều chỉnh ranh giới.
Các phường mới đều đạt quy chuẩn về quy mô dân số, có 12/38 phường mới có quy mô dân số trên 45.000 người, đạt trên 300% so với tiêu chuẩn nhưng diện tích sau sắp xếp vẫn không đạt so với quy định.
Cũng tại tờ trình này, TP HCM đề xuất do các yếu tố đặc thù nên từ nay đến năm 2030, các quận, huyện ở thành phố không thuộc diện phải sắp xếp. Điều này để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, "không gây xáo trộn lớn".
Đơn cử, các đơn vị hành chính có địa giới ổn định và từ khi có Quyết định số 300 của UBND TP HCM về điều chỉnh thành phố còn ba cấp đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp.
Ngoài ra quận, huyện có hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định. Thu ngân sách hằng năm đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp cũng được TP HCM vận dụng.
Theo tiêu chí này, các đơn vị hành chính cấp huyện của TP HCM đạt chỉ tiêu thu nộp ngân sách hàng năm cao hơn một số tỉnh. Ví dụ quận 1 thu nộp ngân sách năm 2022 gần 43.000 tỷ đồng, quận 3 gần 5.900 tỷ đồng, quận 10 trên 2.300 tỷ đồng. Trong khi đó các tỉnh Hà Giang cả năm 2022 thu hơn 2.200 tỷ đồng, con số này ở Cao Bằng là hơn 1.500 tỷ đồng.
Từ năm 1975 đến nay TP HCM trải qua 7 lần tách, nhập các đơn vị hành chính, mới nhất là lần sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức và 19 phường vào cuối năm 2020.
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính huyện, xã thực hiện theo các nghị quyết Quốc hội. Theo số liệu của 63 địa phương hồi tháng 7, giai đoạn 2023-2025 sẽ sắp xếp khoảng 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện bắt buộc.
Lê Tuyết
Nhà hàng Sen tại Quảng Nam vi phạm các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC), bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn mở cửa đón khách.
Trong các phiên thảo luận trước đó tại tổ và trên hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Quốc hội vẫn còn ý kiến khác nhau liên quan quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra 2 phương án xin ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung này trước khi dự án luật được Quốc hội bấm nút thông qua. Phương án 1: Quy định cấm 'điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà...
Vĩnh Phúc - Khi cây cầu Vĩnh Phú chính thức được khánh thành, cũng là lúc bến phà Đức Bác dừng hoạt động, khép lại hơn 36 năm thực hiện...
Các đoàn thể tỉnh Long An đã đến tang lễ của thiếu tá cảnh sát giao thông hy sinh khi ngăn chặn tội phạm và hai gia đình có người gặp nạn thăm viếng.
Kiểm tra hai xe tải, lực lượng chức năng phát hiện có hơn 10 tấn thịt heo bốc mùi hôi thối. Số thịt heo này đang trên đường đưa đi tiêu thụ thì bị công an phát hiện.
Thí sinh cần lưu ý đến đúng giờ, bởi nếu quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, thí sinh sẽ không được tham dự buổi thi đó.
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM trống vị trí hiệu trưởng từ năm 2020 đến nay, kể từ khi ông Nguyễn Hay về hưu.
Lực lượng Công an đưa ra một số phương án phối hợp phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông tại các tuyến cửa ngõ ra, vào thành phố Hà Nội.
Trong cơn mưa lớn chiều tối 7-10, một cây xanh ở quận 1, TP.HCM đã bật gốc đè trúng người đi đường.