70-80% dân số nhiễm HP: Khi nào cần điều trị?

09:40 09/07/2024

Vi khuẩn HP cũng có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao. Hiện tỉ lệ người Việt Nam nhiễm HP khoảng 60-80% dân số.

Vi khuẩn HP gây viêm nhiễm và đau dạ dày - Ảnh minh họa

Sợ ung thư, mất cả trăm triệu vẫn không điều trị hết HP

Bà L.T.T. (56 tuổi, ở Hà Nội) và con trai 16 tuổi vô cùng hốt hoảng tìm đến nhiều bác sĩ điều trị HP vì lo sợ ung thư. Nguyên nhân là do bà bị viêm dạ dày mạn tính, con trai đau bụng đi nội soi dạ dày bác sĩ bảo viêm nhẹ không sao nhưng kết quả xét nghiệm lại dương tính với HP.

Gia đình bà đã tốn cả vài trăm triệu đồng điều trị cả đông và tây y nhưng vẫn không hết HP.

Bác sĩ Hà Hải Nam, Bệnh viện K, cho biết nhiều bệnh nhân than phiền và rất lo lắng khi nhận được thông tin nhiễm khuẩn HP dạ dày. Họ hỏi nhiều về mối liên quan giữa nhiễm HP với ung thư dạ dày và cho đây là bệnh nguy hiểm chết người.

ThS Lê Quốc Thịnh, giảng viên Trường cao đẳng Y Hà Nội, nhấn mạnh HP có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không tái phát và không gây biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách.

Nhiều người bệnh hay tái phát nếu không tuân thủ điều trị hoặc vẫn bị các yếu tố nguy cơ khác do sinh hoạt, ăn uống.

Phác đồ điều trị bao gồm cả thuốc kháng sinh để tiêu diệt HP và các thuốc chống loét, giảm acid. Các phác đồ điều trị hiện nay thường có các tác dụng phụ như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn nôn và nôn.

Người bệnh cần cố gắng chịu đựng để uống đủ liều điều trị vì nếu bỏ dở điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau.

Bên cạnh việc điều trị tiệt trừ HP hoặc điều trị thuốc chống loét, bệnh nhân cần kiêng cữ các thức ăn chua cay, nhiều mỡ béo và phải ngưng hút thuốc lá, ngưng uống bia, rượu, giảm tránh các nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh vì đây cũng là các nguyên nhân gia tăng hoặc làm trầm trọng thêm vết loét.

Theo bác sĩ Nam, nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Trên thế giới, có đến 50-60% dân số bị nhiễm HP.

Hiện tỉ lệ người Việt Nam nhiễm HP rất cao, có khoảng 60-80% dân số. Nghiên cứu tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP HCM, 90% số người bị viêm dạ dày có xuất hiện vi khuẩn này.

Phần lớn người bị nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng và cũng không có tổn thương ở dạ dày, như vậy người bị nhiễm và vi khuẩn HP có thể chung sống hòa bình suốt đời.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp vi khuẩn HP có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày - hành tá tràng và một tỉ lệ rất ít người nhiễm gây ung thư dạ dày. Cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa lí giải được, tại sao một số người nhiễm vi khuẩn HP thì bị bệnh, còn những người khác bị nhiễm thì hoàn toàn bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích, vi khuẩn HP có hình que với nhiều tiêm mao hình xoắn, phát triển bên trong lớp niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme urease có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày. Khi tồn tại trong dạ dày, chúng có thể gây đau dạ dày với nhiều biểu hiện như: Đau và nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, rối loạn đại tiện,...

Vi khuẩn HP cũng có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao. Nó chủ yếu được lây truyền từ người qua người qua đường miệng - miệng và lây truyền qua phân...

Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn HP trong dạ dày có thể gây các bệnh như: Viêm niêm mạc dạ dày; Chứng khó tiêu chức năng; Loét dạ dày - tá tràng; Ung thư dạ dày; U lympho B niêm mạc dạ dày...

Dùng chung nước chấm hay gắp thức ăn cho nhau cùng một đũa ăn dễ lây nhiễm HP

Xem xét lợi hại, thận trọng khi điều trị

Theo bác sĩ Tuấn, thực tế cho thấy hầu hết những ai trên độ tuổi 50 đều có vi khuẩn HP, tình trạng này cũng tương đối phổ biến ở người trẻ tuổi. Mặt khác, chỉ có một số chủng HP có khả năng gây ung thư dạ dày.

Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần xét loại vi khuẩn này dưới 2 khía cạnh lợi - hại và khi nào cần tiến hành điều trị cũng dựa trên 2 khía cạnh này.

Theo nhiều nghiên cứu, có tới 80% số người bị nhiễm HP không hề bị đau dạ dày. Loại vi khuẩn này chỉ có hại khi chúng gây bệnh dạ dày. Còn với những người không mắc bệnh lý này thì nó lại có một số ưu điểm.

Cụ thể, khi điều trị HP sẽ làm tăng nồng độ hormone renin kích thích sự thèm ăn, làm tăng cân không mong muốn (do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn trước đó rất nhiều).

Bên cạnh đó, đối với các bệnh tiểu đường và hen phế quản thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người nhiễm HP ít mắc các bệnh này hơn so với nhóm người không nhiễm HP.

Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng. Hiện nay, giới y khoa thống nhất rằng chỉ nên điều trị vi khuẩn HP trong các trường hợp:

- Loét dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn;

- Mắc chứng khó tiêu chức năng;

- Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân;

- Có khối u trong dạ dày: Polyp tăng sản, adenoma, đã cắt hớt niêm mạc,...;

- Ung thư dạ dày sớm đã được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc dạ dày qua nội soi;

- Ung thư dạ dày giai đoạn muộn, đã trải qua phẫu thuật;

- Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày;

- Viêm teo niêm mạc dạ dày;

- Trào ngược dạ dày - thực quản trong thời gian dài;

- Thiếu vitamin B12 hoặc sắt không rõ nguyên nhân;

- Làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như khai thác than, chì,...

Thận trọng khi điều trị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày. Ở một số nước như Nhật Bản, quan điểm điều trị là cứ có HP là điều trị diệt trừ, bởi Nhật Bản có tỷ lệ ung thư dạ dày rất cao, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP là khoảng 51% dân số.

Ngược lại, một số vùng như Alaska của Mỹ, Greenland của Đan Mạch, một số khu vực ở Canada và Nga,... nơi có tỉ lệ nhiễm HP chiếm trên 60% dân số và độ tuổi mắc giống Việt Nam (bắt đầu nhiễm HP ở trẻ 4 - 5 tuổi, tỉ lệ này tăng nhanh tới tuổi 15) thì không chủ trương điều trị tận diệt HP.

Các chuyên gia tại đây khuyến cáo không diệt HP cho tất cả mọi người, kể cả những người có những triệu chứng như khó tiêu, đau vùng thượng vị, ăn nhanh no, đầy bụng sau ăn,...

Trong chỉ định điều trị tiêu diệt HP ở nước ta cũng có nhiều vấn đề cần cân nhắc, thận trọng. Cụ thể:

Tỉ lệ nhiễm HP ở Việt Nam chiếm trên 70% dân số, tỷ lệ tái phát rất cao. Trung bình 11 tháng sau khi tiêu diệt, HP tái xuất hiện trong dạ dày với tỷ lệ khoảng 23,5%;

Tỉ lệ HP kháng kháng sinh ở Việt Nam rất cao: Amoxicillin 24,9%, Metronidazole 69,4% (có nghiên cứu là 95,5%), Clarithromycin 34,1% (có nghiên cứu là 85,5%), Levofloxacin 27,9%, Tetracycline 17,9%, đồng thời kháng nhiều loại kháng sinh là 47,4%.

"Như vậy, việc điều trị HP càng trở nên khó khăn, cần được cân nhắc kỹ và đúng chỉ định, không nên lạm dụng. Theo khuyến cáo của Hàn Quốc, không được chỉ định xét nghiệm và điều trị HP ngay từ đầu mà chỉ xét nghiệm, tiêu diệt HP khi các phương pháp khác không có kết quả" - bác sĩ Tuấn nói thêm

Đề phòng nhiễm HP

• Ăn chín, uống nước đun sôi hoặc nước đóng chai. Không uống nước máy.

• Ăn các loại rau quả củ tươi được trồng theo tiêu chuẩn sạch.

• Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.

• Bảo quản thức ăn không để phơi nhiễm với các loại côn trùng.

Có thể bạn quan tâm
Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam, ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành giai đoạn 2023 - 2028

Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam, ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành giai đoạn 2023 - 2028

10:40 20/12/2023

Tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên giai đoạn 2023 – 2028, gồm 7 thành viên.

7 hành vi khiến các cô gái kém duyên

7 hành vi khiến các cô gái kém duyên

01:20 07/07/2024

Cô gái nào cũng muốn thu hút những người đàn ông giỏi giang và biết quan tâm nhưng đôi khi hành vi của họ có thể là vật cản mà không nhận ra.

Trao tặng công trình Thắp sáng đường quê tại Đắk Nông

Trao tặng công trình Thắp sáng đường quê tại Đắk Nông

21:41 10/12/2023

Đoàn Thanh niên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Tỉnh Đoàn Đắk Nông vừa tổ chức bàn giao, khánh thành và gắn biển công trình “Thắp sáng đường quê” tại xã Kiến Đức và xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp, với tổng kinh phí 200 triệu đồng và trao nhiều phần quà ý nghĩa thiết thực khác.

Áp xe mặt do lạm dụng tiêm filler trẻ hoá thường xuyên

Áp xe mặt do lạm dụng tiêm filler trẻ hoá thường xuyên

10:10 31/08/2023

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa điều trị cho trường hợp bị áp xe má sau tiêm filler thường xuyên để trẻ hóa khuôn mặt.

Người tình yêu cầu tôi bỏ vợ, cho mẹ con em danh phận

Người tình yêu cầu tôi bỏ vợ, cho mẹ con em danh phận

08:50 04/07/2024

Em muốn con trai được nhận tổ tiên, ông bà, không muốn con phải thiệt thòi.

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận Bảo vật quốc gia

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận Bảo vật quốc gia

02:40 19/01/2024

Trong số 29 bảo vật Quốc gia vừa được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận có bảo vật Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ.

Lan tỏa sức trẻ để xây dựng quê hương đất Sen hồng

Lan tỏa sức trẻ để xây dựng quê hương đất Sen hồng

20:30 19/05/2023

Ngày 19/5, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa gặp gỡ Gương mặt trẻ tiêu biểu và thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2023, nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác.

Bị điện máy nước nóng giật bỏng, hoại tử ngón tay

Bị điện máy nước nóng giật bỏng, hoại tử ngón tay

13:30 25/03/2024

Sửa máy tắm nước nóng, người đàn ông 41 tuổi bị điện giật bất tỉnh, may mắn thoát chết nhưng không điều trị vết bỏng, 20 ngày sau hai ngón tay hoại tử.

Những cô giáo vừa dạy vừa tát nước trong lớp

Những cô giáo vừa dạy vừa tát nước trong lớp

07:10 04/06/2024

8h sáng, cô Sùng Thị Giang chân đi ủng, mặc áo mưa, cầm xô hối hả tát nước ra khỏi lớp học.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới