60 năm trước, đúng ngày 9-8, phong trào "Ba sẵn sàng" thúc đẩy lớp lớp thanh niên Hà Nội từ sinh viên, học sinh, nông dân, công nhân hay kỹ sư, bác sĩ, giáo viên viết đơn lên đường, xung phong ra tiền tuyến.
Tối 9-8, tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, Thành toàn Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật Khát vọng tuổi trẻ - Sáng mãi ngọn lửa "Ba sẵn sàng" và kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng".
Cách đây tròn 60 năm, tối 9-8-1964 tại hội trường Bộ Công nghiệp nặng, Ban chấp hành Thành đoàn Hà Nội phát động phong trào "Ba sẵn sàng", thắp sáng tinh thần cách mạng của thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội.
Nhìn các bạn thanh niên tíu tít tổng duyệt văn nghệ, bà Phạm Thị Hồng Thái, 76 tuổi, đội cựu TNXP N43, bồi hồi nhớ lại thủ đô rực lửa thanh niên của 60 năm về trước.
Bà Thái nhớ những ngày tháng rời Hà Nội vào Quảng Bình, quê Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nơi ở là lán trại dựng tạm, nhiều vất vả, gian truân đối với cô gái Hà thành xa nhà.
Trong điều kiện thiếu thốn, nước suối vừa là nước uống, vừa là nước tắm, cũng lắm mầm bệnh.
“Chúng tôi yêu đời lắm, vì ngày ấy mới 16 - 17 tuổi. Khó khăn nên cứ động viên nhau, vì cuộc đời còn nhiều tươi đẹp, cứ cố gắng rồi sẽ vượt qua”, bà Thái bộc bạch.
Bà kể, cứ đêm làm, ngày nghỉ, vì địch đánh phá dữ dội. Không có máy móc, cơ giới, cứ tay cuốc tay xẻng, những chàng trai cô gái từ thủ đô cùng nhau vá đường để từng xe gạo, xe chở vũ khí lăn bánh vào tiền tuyến, chi viện cho miền Nam.
Trong màu áo xanh đã bạc màu, bác Nguyễn Quang Việt, 82 tuổi, đội C9, đoàn TNXP 13C Hà Nội, cho hay cách đây đúng 60 năm, ông cùng những người bạn tuổi 16, 17 tham gia thanh niên xung phong và được phân làm đường chiến lược trên Yên Bái, bây giờ là đường 70.
Ông cho biết ngày đó cứ xung phong đi làm đường, theo tiếng gọi của đoàn, của Tổ quốc. Thanh niên học lớp 9, lớp 10 không suy nghĩ nhiều. Đến năm 1965, đoàn của ông được giao sửa đường một dải khắp các tỉnh Nam Định đến Nghệ An ngày nay.
“Sáng, giặc đánh bom sập đường, hỏng cầu. Đêm đến, chúng tôi lại ra sửa. Cứ 19h, 20h, tranh thủ ăn chút cơm độn ngô, rồi anh em hò nhau đi làm, không nghĩ ngợi gì nhiều, không sợ bom đạn”, ông Việt bày tỏ.
Sau này, chiến tranh bùng nổ, ông Việt và hàng chục ngàn thanh niên được huy động đảm bảo giao thông đường sắt khắp các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An.
“Khi đi, ai cũng phấn khởi. Toàn thành phố lên đường mà chẳng ai biết ai cả. Qua cầu Long Biên, cầu Đuống, chỉ biết khóc, khóc sướt mướt vì nhớ nhà, nhưng xác định xa gia đình là vất vả. Có người đi nhỏ cân quá, nghĩ không được nhận nên còn bỏ cả đá vào túi quần. Có người khai tăng tuổi, quyết tâm để đi. Lúc đó bảo đi 2 - 3 năm, sau thành 7 - 8 năm mới về", ông cho hay.
Trước các đại biểu và hơn 2.500 đoàn viên thanh niên, chị Chu Hồng Minh - bí thư Thành đoàn Hà Nội - cho hay, phong trào “Ba sẵn sàng” là sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang và sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
"Từ quảng trường cách mạng Tháng Tám, hàng ngàn thanh niên Hà Nội phơi phới tuổi xuân, sục sôi khí thế lên đường chiến đấu trong ánh lửa rực sáng với lời thề “Ba sẵn sàng” âm vang…”, chị Minh chia sẻ.
Tháng 3-1965, Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động phong trào “Ba sẵn sàng” trên toàn miền Bắc.
Phong trào đã thắp sáng ngọn lửa cách mạng với hàng triệu người con của miền Bắc.
Hàng chục ngàn thanh niên ưu tú Thủ đô đã xung phong ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với “chiếc gậy Trường Sơn”, bằng quyết tâm chiến đấu “chưa tan giặc Mỹ chưa về thủ đô”.
Ba sẵn sàng đã trở thành một trong những phong trào hành động cách mạng lớn nhất của tuổi trẻ Thủ đô và tuổi trẻ Việt Nam trong thế kỷ 20. Trước những yêu cầu mới, kế thừa phong trào Ba sẵn sàng và các phong trào yêu nước của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã phát động và triển khai các phong trào hành động cách mạng: Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, Tôi yêu Hà Nội, nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng Thủ đô và bảo vệ Tổ quốc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cuốn sách ‘Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi’ tập hợp các bài viết về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn.
Tôi thấy bà đút cho em ăn, còn em ngồi lướt điện thoại và chỉ việc há miệng ăn.
Ngày 24/9, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh tổ chức chương trình “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông” và bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê”.
Sau một ngày được cấp cứu và điều trị tích cực, 5 bệnh nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở công ty gỗ Bình Minh cơ bản đã ổn định sức khỏe.
Bà Trần Kim Hà (sinh năm 1966) và chồng Hà Sỹ Hoài (sinh năm 1960, cùng sống ở phường Phan Đình Phùng) chèo SUP cả chiều lẫn tối ở phường Túc Duyên (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) để mang cơm hộp và hỗ trợ đưa người ra ngoài.
Tôi thật sự không ghét nhưng không có tình thương với bố và chị, không nỡ bỏ lơ họ nhưng yêu thương, chăm sóc không làm tôi thoải mái.
Thấy có người kêu 'cháy, cháy' cùng nhiều tiếng nổ lớn, Đồng Văn Tuấn và Hoàng Anh Tuấn cùng vài người khác leo lên thang, liên tục dùng búa đập vỡ tường, cứu người.
Một thí sinh trên đường đi thi đánh giá năng lực bị tai nạn giao thông ở Củ Chi, TP.HCM đã được anh công nhân trẻ giúp đỡ, đưa đi thi rồi chở về nhà.
Ngày 26/7/2024, tại tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ” cấp Trung ương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi Độc Lập.