TP - Với cô và trò trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng), “Vòng tròn bất tử” Gạc Ma đã trở thành biểu tượng giúp các bạn trẻ hun đúc từ lòng biết ơn để nỗ lực hơn trong học tập, sẵn sàng dấn thân và cống hiến. Trong khi đó, thầy và trò trường Đại học Duy Tân kết nghĩa với cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, và thường xuyên tổ chức thăm, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Lòng yêu nước và biết ơn
Xúc động với hình ảnh Anh hùng Lao động, Nhà giáo ưu tú (AHLĐ, NGƯT) Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân vào mỗi dịp cuối năm, dù đã ở tuổi ngoài 80, vẫn dẫn đầu đoàn thầy và trò của trường vào Cam Ranh thăm hỏi, động viên tặng quà những người lính đang đêm ngày thay nhau bảo vệ quần đảo Trường Sa thiêng liêng.
Tiền Phong Ký ghi nhớ và kết nghĩa giữa Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân và trường ĐH Duy Tân. 1 |
Ký ghi nhớ và kết nghĩa giữa Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân và trường ĐH Duy Tân. |
Nhớ buổi sáng 11/12/2022, trước đông đảo những người lính trẻ, thầy Lê Công Cơ xúc động “Bản thân tôi đã từng là một người lính, trải qua cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, tôi thấu hiểu được những gian nan, vất vả và hi sinh của những người lính nơi đầu sóng, ngọn gió để bảo vệ vững chắc bờ cõi của Tổ quốc. Mỗi lần nghĩ đến các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ thiêng liêng này, tôi luôn nuôi trong mình một ước nguyện là phải làm một điều gì đó...”.
“Điều gì đó” là tròn một năm sau, buổi sáng ngày 19/12/2023, TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng ĐH Duy Tân và Đại tá Đỗ Hải Đăng, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 anh hùng đã cùng ký biên bản ghi nhớ phối hợp tổ chức các hoạt động, và chương trình kết nghĩa giữa hai đơn vị.
Trong nhiều nội dung cụ thể của bản ghi nhớ, có việc nhà trường giúp đỡ thăm hỏi gia đình chính sách, các cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn cố gắng vươn lên có thành tích xuất sắc trong học tập; Hỗ trợ phương tiện, kinh phí phát triển thông tin, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân và dân huyện đảo Trường Sa; Tổ chức tuyên truyền biển đảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…
“Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn rất vinh dự được đón đoàn Ban giám hiệu và sinh viên ĐH Duy Tân đến thăm, giao lưu, tặng quà. Tấm lòng ấy của nhà trường đã mang đến hơi ấm tình cảm, sự quan tâm và động viên rất sâu sắc với những người lính biển chúng tôi”.
Đại tá Ngô Đình Xuyên, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146,
Phó Chủ tịch UBND huyện Trường Sa bày tỏ
Nhà trường đã tặng quà cho đại diện 33 điểm đảo trên quần đảo Trường Sa với tổng trị giá quà tặng gần 300 triệu đồng. Trong đó có nhiều dụng cụ thể thao các môn bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, xe đạp thể thao, máy xay vắt đậu nành, máy tính bàn, mực in,… Đây là kinh phí từ sự đóng góp của cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân trong chuỗi chương trình hướng về cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại huyện đảo Trường Sa, như phát động nhắn tin ủng hộ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa bằng tin nhắn qua điện thoại; tổ chức các chương trình văn nghệ giới thiệu những ca khúc hay nhất về biển đảo quê hương;...
Một kỷ niệm xúc động với thầy và trò nhà trường, đó là vinh dự được cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đảo Phan Vinh trao tặng lá cờ Tổ quốc bạc màu nắng gió Trường Sa. Tại lễ khai giảng năm học 2018-2019, thầy và trò Duy Tân đã trang trọng đón nhận cờ Tổ quốc từ đảo Phan Vinh về phòng truyền thống của nhà trường.
Mới đây nhất, chiều 13/3/2024, đại diện Ban giám hiệu ĐH Duy Tân đã đến nhà em Dương Thị Mỹ Linh sinh viên ngành Quản trị Du lịch và dịch vụ hàng không của trường để trao học bổng toàn phần (100%) trị giá gần 120 triệu cho em trong 3 năm học còn lại. Em Mỹ Linh chính là con gái út của cựu binh Gạc Ma Dương Văn Dũng.
Tiền Phong Sinh viên ĐH Đông Á với triển lãm và tuyên truyền biển đảo “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” tại trường. 1 |
Sinh viên ĐH Đông Á với triển lãm và tuyên truyền biển đảo “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” tại trường. |
Bất diệt "Vòng tròn Gạc Ma"
Nhiều năm qua, mỗi dịp tưởng niệm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988) không thể thiếu cô Nguyễn Thị Anh Đào - Hiệu trưởng trường ĐH Đông Á. Với những lời thăm hỏi động viên, những suất quà sẻ chia với gia đình thân nhân của 10 liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam. Năm thì tổ chức ở đình làng, năm thì bên vịnh biển…
Nhưng xúc động nhất là “Vòng tròn bất tử” tại cuộc hội ngộ giữa cựu binh Dương Văn Dũng (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) với 6 đồng đội từng sát cánh bên nhau ở Gạc Ma lịch sử. Sau sự kiện 14/3/1988, anh Dũng bị phía Trung Quốc giam giữ 4 năm trời. Anh cũng là cựu binh Gạc Ma cuối cùng tại Đà Nẵng còn sống đến thời điểm đó (2016).
Chiều thứ Bảy ngày 19/11/2016 ấy, anh Dũng bất ngờ được đánh thức trên giường bệnh bởi những gương mặt, vòng tay đồng đội từ mọi miền đất nước tìm về. Một cuộc gặp tràn nụ cười và nước mắt. Anh Dũng hôm đó một lần nữa được mặc bộ đồ Hải quân, đã khóc vì hạnh phúc giữa vòng tay đồng đội và gia đình. Trên tấm phông in hình “Vòng tròn bất tử” là dòng chữ “Dũng Gạc Ma, cố lên”, mọi người có mặt cùng vỗ tay hát những bài hát về Trường Sa. Tất cả đều không cầm được nước mắt.
Tiền Phong Cô Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng trường ĐH Đông Á trao quà hỗ trợ cho thân nhân liệt sĩ Gạc Ma 1 |
Cô Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng trường ĐH Đông Á trao quà hỗ trợ cho thân nhân liệt sĩ Gạc Ma |
Có được cuộc hội ngộ đặc biệt đó, cánh nhà báo chúng tôi, những người đứng ra tổ chức, không thể quên ơn các đơn vị báo đài, quân đội, doanh nghiệp, trường học đã chung tay tiếp sức cho người lính Gạc Ma quả cảm. Trong đó có sự tiếp sức quan trọng của TS. Nguyễn Thị Anh Đào cùng các sinh viên ĐH Đông Á. Những cái ôm động viên, những suất quà ý nghĩa mà cô Đào tặng anh Dũng cùng các đồng đội, lo đến cả chuyện ăn, nghỉ, tham quan cho những cựu binh Gạc Ma khi về Đà Nẵng. Khoảng 3 tháng sau anh Dũng qua đời. Vợ con anh dù bệnh tật đau đớn nhưng anh rất vui, và yên tâm, bởi biết rằng luôn có đồng đội ở bên mình và gia đình...
“Vòng tròn bất tử” Gạc Ma là hình tượng mang tính giáo dục trách nhiệm cho các bạn trẻ hôm nay, giúp các bạn biết hun đúc từ lòng biết ơn để nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện, sẵn sàng dấn thân và cống hiến”. Cô Anh Đào tâm sự.
Cô Anh Đào cho biết, ngay từ chương trình học tập đầu khóa, trường đã giáo dục lòng biết ơn, trách nhiệm cho sinh viên qua những thước phim, hình ảnh những người ngã xuống vì chủ quyền Tổ quốc. Hành trình ấy còn được nhà trường thực hiện xuyên suốt, bằng các hoạt động như: nhắn tin ủng hộ chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa”; quyên góp hơn 100 triệu đồng để ủng hộ lực lượng chấp pháp bảo vệ chủ quyền Biển Đông; trao tặng 200 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân đang ngày đêm bám ngư trường Hoàng Sa; tham gia triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa - Chủ quyền của Việt Nam” và trao tặng Bảo tàng Đà Nẵng bức tranh cát thể hiện bản đồ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa; hỗ trợ gia đình ngư dân gặp nạn trên biển, chia sẻ cùng gia đình thân nhân liệt sĩ Gạc Ma, thân nhân các tử sĩ Hoàng Sa,…
Năm trước, triển lãm và tuyên truyền biển đảo “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” được tổ chức tại nhà trường. Sinh viên của trường nhiều năm qua cũng đến thăm nom, dọn dẹp nhà cửa, tặng quà và kiểm tra sức khỏe cho các mẹ liệt sĩ Gạc Ma Trường Sa tại Đà Nẵng. Đồng thời thực hiện công trình thanh niên bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa trong khuôn viên trường; tủ sách “Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa”...
Bạn Trần Đình Mệnh Định, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin (ĐH Đông Á) cho hay “Năm nay em sẽ tham dự lễ dâng hương, tri ân 36 năm Gạc Ma để “làm đầy” hành trang giá trị trách nhiệm của thế hệ trẻ. Trước sự hy sinh của các anh, em luôn tự nhủ sẽ cố gắng phấn đấu học tập tốt nhất để sau này có thể đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước”.
Cần Thơ - Một thanh niên vờ hỏi đường nhưng đã có hành động biến thái sàm sỡ với phụ nữ khiến người dân không khỏi bức xúc.
Ngày 27/6, Hội Hỗ trợ khắc phục nạn nhân bom mìn Việt Nam (VNASMA) và Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn sau chiến tranh tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại chương trình, VNASMA đã hỗ trợ sinh kế cho 20 nạn nhân bom mìn,mỗi người 6 triệu đồng và trao tặng 10 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó.
Quốc lộ 19 qua Bình Định bị băm nát. Đỉnh điểm của kiến nghị Trước thực trạng xe thi công cao tốc Bắc Nam đoạn qua Bình Định tăng đột biến, lưu thông ngày đêm và lo ngại đường tiếp tục xuống cấp hư hỏng, hôm 17/7, Chủ đầu tư tuyến quốc lộ 19 là Công ty TNHH BOT 36.71 đã làm rào chắn xe tại vị trí đấu nối tạm thuộc Km30+885T thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Điểm đấu nối tạm tại Km30+885T ra QL19 được Công ty TNHH BOT 36.71 rào chắn ngày 17/7....
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo phân bổ 1.035 tỷ đồng tiếp nhận từ Ban Vận động cứu trợ Trung ương đến 26 tỉnh thành chịu thiệt hại do bão Yagi.
Sự việc hy hữu xảy ra tại một trường cấp hai ở huyện Ninh Viễn, Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Một nam sinh lớp 8 đang nói chuyện với các bạn trong lớp thì bị giáo viên phát hiện và yêu cầu giữ trật tự. Nào ngờ nam sinh cãi bướng, khiến hai cô trò mâu thuẫn, phát sinh xung đột. Nữ giáo viên do mang thai, vốn thể chất khó chịu, khó giữ được bình tĩnh đã lấy tay cốc vào đầu nam sinh. Nam sinh cho rằng cô giáo chỉ phạt một mình em thì không...
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo Công an TP phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Người dân trong vùng dự án đã về nơi ở mới tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, tuy nhiên đề án hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân trong vùng dự án với ngân sách 306 tỷ đồng vẫn chưa được triển khai.
Sáng 22/2, PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia nhằm phát hiện người học có năng khiếu để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu học thật, thi thật, chọn được nhân tài thật.
Hàng trăm cuộc vận động từ trung ương đến địa phương, biết bao tổ chức thiện nguyện khẩn trương mang quà tặng và nhu yếu phẩm đến với đồng bào miền Bắc. Ai cũng mong những chuyến xe đi cứu trợ tiết giảm chi phí đến mức thấp nhất.