Tối 17-6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm quần thể di tích cố đô Huế và 20 năm nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản thế giới.
Ngày 11-12-1993, UNESCO đã chính thức ghi danh quần thể di tíchcố đô Huế vào danh mục di sản thế giới. Đây là di sản thứ 410 và là di sản đầu tiên của Việt Nam được công nhận.
Sau đó 10 năm vào ngày 7-11-2003, nhã nhạc cung đình Huế cũng được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, cũng là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận.
Cho đến nay, Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế bao gồm: quần thể di tích cố đô Huế (1993 - di sản vật thể), nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam (2003 - di sản phi vật thể), mộc bản triều Nguyễn (2009 - di sản tư liệu), châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu), thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu).
Hai di sản chung với các địa phương khác là nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Trong 30 năm qua, Đảng, Chính phủ cùng tỉnh Thừa Thiên Huế đã nỗ lực bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của quần thể di tích cố đô Huế.
Nhiều dự án lớn phải kể đến như di dân khỏi di tích Kinh thành Huế, trùng tu điện Thái Hòa, trùng tu Ngọ Môn… đã góp phần gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng của quần thể di tích thế giới này.
Bà Miki Nozawa, đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam, cho biết UNESCO trân trọng và đánh giá cao mối quan hệ hợp tác bền chặt với tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn di tích cố đô đã được phát huy với tinh thần quyết tâm cao và đạt được nhiều kết quả to lớn.
"Quần thể di tích cố đô Huế trở thành một trong những khu di tích được bảo tồn hiệu quả nhất cả về mặt cấu trúc cũng như các hạng mục di sản phi vật thể khác. Cố đô Huế chính là một điển hình thành công tại Việt Nam và trong khu vực", bà Miki Nozawa nói.
Cũng nhân dịp này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ ra mắt "Quỹ bảo tồn di sản Huế". Tôn chỉ của quỹ là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước.
TP - Từ tình yêu với làng nghề muối truyền thống, Trần Thị Hồng Thắm đã nghiên cứu, tìm ra “tinh hoa của biển”, nâng tầm giá trị hạt muối, giúp tăng thu nhập cho bà con diêm dân.
Khi nhận được thông tin trên địa bàn có ca nghi ngộ độc thực phẩm, các đơn vị y tế địa phương phải báo cáo ngay, đồng thời phối hợp điều tra nguyên nhân.
Một hướng dẫn viên du lịch chết đuối khi lũ quét tràn vào hang Nam Talu ở Công viên quốc gia Khao Sok khi đang dẫn đoàn.
Với chủ đề “Shining Viet Nam”, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tham dự Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 - năm 2024, trình diễn tiết mục cổ động với cờ và màn giới thiệu quốc gia, cùng một số tiết mục văn nghệ sẽ thực hiện trong hải trình.
Ngày 14-7, Công an tỉnh Bình Phước điều tra việc một người đàn ông chết, ba người khác nhập viện cấp cứu sau khi uống rượu pha sẵn.
Anh khuyến cáo thai phụ tiêm chủng để bảo vệ em bé khi chào đời, trong bối cảnh nước này có hơn 7.000 ca ho gà và 9 bé sơ sinh tử vong trong 5 tháng đầu năm.
Người đàn ông 38 tuổi bị lưỡi cưa của máy cắt cỏ xén gần đứt lìa cả hai bàn chân, được bác sĩ phẫu thuật khâu nối thành công.
Phó Chủ tịch tỉnh Đinh Văn Thiệu cho rằng thịt gà là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại địa phương, cần kiểm tra cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm này.
Ngày 15/9, anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn dẫn đầu đoàn công tác T.Ư Đoàn thăm, trao tặng quà hỗ trợ thanh thiếu nhi, nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.