3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở

17:45 23/02/2025

Ba năm trước, vào rạng sáng ngày 24/2/2022, một sự kiện làm rung chuyển trật tự thế giới thời hậu "chiến tranh lạnh" đã bất ngờ nổ ra khi quân đội Nga bắt đầu chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có nhằm vào nước láng giềng lớn nhất ở phía Tây là Ukraine.

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin trong một cuộc gặp trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. (Nguồn: AFP)

Theo đánh giá của giới nghiên cứu quốc tế, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine là chiến dịch quy mô lớn nhất ở châu Âu từ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc năm 1945. Xung đột nổ ra không chỉ rất bất ngờ đối với Kiev và các đồng minh phương Tây NATO mà những diễn biến sau đó càng bất ngờ hơn khi nó đã không kết thúc nhanh như phía Nga trù tính mà đã kéo dài đến hôm nay với những tổn thất vô cùng to lớn về mọi mặt cho cả hai bên.

"Một cuộc chiến không nên xảy ra"

Đó là thông điệp được Tổng thống đương nhiệm của Mỹ Donald Trump nhắc đi nhắc lại gần đây. Nhưng trước khi xung đột nổ ra, ông chủ Nhà Trắng Joe Biden cùng các đồng minh phương Tây NATO đã tỏ ra rất quyết tâm trong việc triển khai kế hoạch mở rộng NATO đến sát biên giới phía Tây của Nga và cương quyết từ chối những đảm bảo an ninh mà nước Nga có lý do để đòi hỏi.

Dù tương quan lực lượng mọi mặt giữa Nga và Ukraine, trước hết là về quân sự, hoàn toàn nghiêng về Moscow, nhưng lần này Nga đã không thể “đánh nhanh thắng nhanh”. Moscows không thể kết thúc nhanh chóng các hoạt động quân sự như đã từng làm được trong chiến dịch quân sự ở Georgia năm 2008 hay chiến dịch ở Crimea năm 2014. Nguyên nhân của sự “giằng co” này được cho là vì Ukraine đã được Mỹ và phương Tây hỗ trợ mạnh mẽ chưa từng có về mọi mặt, nhất là có chung quyết tâm chiến lược là "làm cho nước Nga phải thất bại".

Thế nhưng, cho đến hôm nay, quân đội hai bên vẫn tiếp tục giao tranh ác liệt dọc theo chiến tuyến kéo dài khoảng 1.000 km vùng phía Đông Ukraine giáp với Nga với ưu thế ngày càng có lợi cho Moscow. Quân đội Nga đã kiểm soát và sáp nhập được 4 vùng ở phía Đông của Ukraine với khoảng 20% diện tích toàn Ukraine. Điều này không chỉ giúp Moscow tạo ra được vành đai an toàn dọc biên giới phía Tây mà còn tạo đà cho quân đội Nga tiếp tục tiến xa hơn và gây áp lực ngày lớn hơn đối với quân đội và chính quyền Ukraine.

Những hệ quả khủng khiếp

Theo thống kê mới nhất từ Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), tính đến đầu năm 2025, cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 thường dân, khoảng 30.000 người bị thương và gần 6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Thiệt hại về cơ sở hạ tầng của Ukraine ước tính lên tới 150 tỷ USD. Nước Nga cũng đã phải gánh chịu những thiệt hại rất to lớn về các mặt, nhất là khi bị Mỹ và đồng minh không ngừng áp đặt hàng ngàn lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế nghiệt ngã nhất.

Không chỉ vậy, chiến dịch quân sự này còn tạo ra những hệ lụy sâu rộng về nhiều mặt trên phạm vi toàn cầu: Về kinh tế, theo Ngân hàng Thế giới, cuộc xung đột đã khiến lạm phát toàn cầu tăng cao (8-10%), gây khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và làm đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực, kim ngạch thương mại quốc tế giảm 15%...

Về ngoại giao, quốc phòng, các liên minh địa chính trị toàn cầu có sự phân hóa sâu sắc, quan hệ giữa Nga với các nước NATO/phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Ở châu Âu, nhiều nước thành viên NATO tăng mạnh chi tiêu quốc phòng (Đức, Ba Lan, Bulgaria tăng ngân sách cho quốc phòng tới 30 - 40%). Còn tại châu Á, Trung Quốc tăng cường quan hệ "không có giới hạn” với Nga, đạt kim ngạch lần đầu tiên 200 tỷ USD trong năm 2024. Ấn Độ tiếp tục chính sách cân bằng còn ASEAN thận trọng theo dõi với những quan ngại không nhỏ về những tác động đến Biển Đông…

3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2 rằng, không nên đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine mà không có Kiev và châu Âu. (Nguồn: AFP)

Cú "quay xe" ngoạn mục của Washington

Như những gì tuyên bố trong chiến dịch vận động tranh cử là sẽ "giải quyết cuộc chiến ở Ukraine trong vòng 24 giờ", ngay trong tháng đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã có những bước đi táo bạo thể hiện sự thay đổi căn bản trong lập trường của Washington đối với cuộc xung đột. Những thay đổi “360 độ” của ông Trump đã bất ngờ mở ra cơ hội sớm chấm dứt xung đột theo cách đặt Ukraine và châu Âu vào thế bị động đối phó, hoang mang, lo lắng chưa từng có.

Với 3 bước đi gần như đồng thời nhắm vào Ukraine và đồng minh châu Âu là: (i) Cuộc điện đàm kéo dài 90' của Tổng thống Trump ngày 12/2 với Tổng thống Nga Putin, theo đó hai bên nhất trí sẽ sớm đàm phán chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine; (ii) Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth phát biểu tại cuộc họp của Nhóm liên lạc về Ukraine cùng ngày ở Brussels nêu rõ quan điểm mới của Washington. Theo đó Kiev không thể lấy lại các vùng đất đã bị phía Nga quản lý, Ukraine không được gia nhập NATO và Mỹ cũng sẽ không quân Mỹ cũng không tới để giúp bảo đảm an ninh cho nước này; và (iii) Phát biểu làm choáng váng các đồng minh châu Âu của Phó Tổng thống JD Vance tại Hội nghị an ninh Munich 3 ngày sau đó, theo như báo ở châu Áu đưa tin, Ukraine và các đồng minh truyền thống nhất loạt cảm thấy bị “bỏ"mặc” và "bán đứng”.

Sự thay đổi bước ngoặt của Nhà Trắng đã bị các đồng minh của Mỹ châu Âu giận giữ phản đối và kiên quyết đòi Washington không được gạt họ ra ngoài quá trình đàm phán với Moscow. Nhưng dù cho Ukraine và châu Âu có thể sẽ không hoàn toàn bị gạt ra ngoài quá trình đàm phán, dường như đã rõ ràng là những nội dung chính của một giải pháp tương lai để chấm dứt xung đột sẽ do Mỹ - Nga đàm phán và quyết định, bất chấp Ukraine và châu Âu có muốn hay không.

Kịch bản 100 ngày và những bước đi cụ thể

Mặc dù chưa được chính thức công bố, dư luận thời gian qua đã được biết đến những gì vị tướng về hưu Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Trump về Ukraine đưa ra nhằm kết thúc cuộc chiến trong 100 ngày. Theo những gì báo chí đã công bố, ông Kellogg đã đề xuất chấm dứt các hành động vũ trang của hai bên dọc chiến tuyến tuyến quân sự, Ukraine rút quân khỏi vùng Kursk của Nga, ông Zelensky tuyên bố công nhận chủ quyền của Moscow ở 4 vùng đã bị sáp nhập vào Nga, và ngày 9/5 ký kết Hiệp ước hòa bình chấm dứt "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine.

Những nội dung trên có thể mới chỉ là những phác thảo sơ lược của ông Kellogg còn sẽ còn thay đổi, nhưng đường hướng cơ bản của một giải pháp do Mỹ - Nga là khó có thể đảo ngược.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại cuộc họp của Liên hợp quốc ngày 21/2 vừa qua cho biết, Mỹ đã trình Đại hội đồng một kiến nghị riêng của Mỹ bên cạnh dự thảo chung của Ukraine và các nước châu Âu về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay.

Trong dự thảo trên, việc Mỹ trong một văn bản quốc tế chính thức lần đầu tiên chỉ kêu gọi "chấm dứt nhanh chóng" xung đột Ukraine nhưng không nhắc đến việc Nga phải rút quân hay tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine… được các nhà phân tích cho là đã thể hiện bước ngoặt quan trọng trong cách tiếp cận của Mỹ đối với cuộc xung đột đã kéo dài suốt 3 năm qua.

Kết quả đàm phán Nga-Mỹ: Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bi gạt khỏi bàn hòa đàm. TASS)
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Marco Rubio sau cuộc gặp tại Cung điện Diriyah ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, ngày 18/2 để bàn về vấn đề Ukraine. (Nguồn: EPA).

Vừa qua, tờ Bloomberg đã đưa ra 3 kịch bản tiềm năng để chấm dứt cuộc xung đột và định hình lại môi trường an ninh châu Âu như sau:

Thứ nhất, các bên đạt được thỏa thuận cho phép Moscow tiếp tục quản lý các vùng lãnh thổ của Ukraine do quân đội nước này đang quản lý, đồng thời duy trì chủ quyền của Kiev tại các phần lãnh thổ còn lại của quốc gia này cùng một số đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Thứ hai là đóng băng xung đột, các bên sẽ thiết lập một khu an ninh toàn diện cho Kiev, châu Âu phải tăng cường đáng kể năng lực quốc phòng với chi phí dự kiến là 3.100 tỷ USD trong 10 năm tới.

Thứ ba là Mỹ rút khỏi cuộc xung đột dẫn tới việc châu Âu phải vật lộn để lấp đầy chỗ trống an ninh và tài chính để duy trì tình hình hiện nay ở Ukraine và tiếp tục đối phó với một nước Nga ngày càng mạnh lên.

Trong 3 kịch bản trên, kịch bản 1 là có lợi nhất cho Nga và cũng đang được Chính quyền Trump 2.0 ủng hộ. Kịch bản 2 là lý tưởng với Ukraine hiện nay dù nước này cũng chưa có gì chắc chắn sẽ được gia nhập NATO, còn kịch bản 3 chưa phải là kịch bản thực sự để kết thúc cuộc xung đột hiện nay nhưng cũng không thể loại trừ.

Thay cho lời kết

Sau 3 năm xung đột triền miên tưởng không hồi kết, việc Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ 2 và nhanh chóng triển khai những bước đi táo bạo đảo chiều chưa từng có báo hiệu một giai đoạn mới trong cuộc xung đột Nga – Ukraine. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã chuyển từ lập trường ủng hộ mạnh mẽ Ukraine sang tìm kiếm giải pháp thương lượng nhanh chóng nhất có thể làm thay đổi cục diện đàm phán trong thời gian tới.

Đối với Nga, sự xoay trục của Mỹ có thể được xem như một "món quà” bất ngờ giúp Moscow trở nên tự tin và kiên định hơn với các mục tiêu chiến lược của mình. Còn với Ukraine và châu Âu, việc này đặt ra những thách thức mới buộc các nước liên quan sẽ phải cân nhắc giữa việc tiếp tục ủng hộ lập trường cứng rắn của Ukraine và việc duy trì đoàn kết để tranh thủ Mỹ trong các vấn đề thiết thực hơn với mình.

Cánh cửa hy vọng sớm chấm dứt đổ máu, khôi phục hòa bình cho Ukraine đã được mở ra và đang ở gần hơn bao hết và đây cũng là cơ hội lớn để tất cả các bên liên quan cân nhắc, tận dụng. Tuy nhiên, đó phải là một nền hòa bình bền vững dưa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời có tính đến tình hình trên thực địa, quyền tự quyết và những lợi ích chính đáng của tất cả cảc bên liên quan.

Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản tiến hành thử nghiệm tên lửa đất đối hạm trong nước đầu tiên

Nhật Bản tiến hành thử nghiệm tên lửa đất đối hạm trong nước đầu tiên

00:00 04/07/2025

Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

09:45 01/07/2025

Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

13:00 28/06/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

09:45 26/06/2025

Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

14:45 25/06/2025

Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

12:45 25/06/2025

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

21:00 24/06/2025

Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

01:00 23/06/2025

Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

16:45 22/06/2025

Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale