Sáng 30-7, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm đưa vào vận hành Nhà máy nước Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, góp phần xóa cảnh thiếu nước sạch các quận huyện phía tây và tây nam TP.HCM.
Ông Trần Duy Khang - giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp - chia sẻ đây là một trong những nhà máy nước lớn và quan trọng của TP, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp và điều phối nước cho khu vực phía tây.
Các quận huyện thuộc phạm vi cấp nước của nhà máy gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và một phần vùng hạ của tỉnh Long An.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay đơn vị không ngừng nâng cấp, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng nước cung cấp cho người dân.
Còn ông Trần Quang Minh - tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV - nhắc lại bối cảnh thiếu nước nghiêm trọng khi chưa có Nhà máy nước Tân Hiệp.
"Công suất nhà máy là 300.000m3/ngày đêm đã đóng góp 1/4 công suất cấp nước của TP.HCM lúc bấy giờ. Khi nhà máy vận hành, công suất cấp nước của TP.HCM nâng lên 1,2 triệu m3/ngày đêm. Sau đó lần lượt vào năm 2008 các nhà máy nước khác mới lần lượt được khánh thành.
Hiện nay công suất phát nước của TP.HCM là 2,4 triệu m3/ngày đêm. Đảm bảo cấp nước an toàn liên tục cho người dân. Tôi rất cảm ơn và chúc mừng cán bộ, nhân viên Nhà máy nước Tân Hiệp qua các thời kỳ đã đóng góp cùng sự phát triển của Sawaco trong phục vụ cấp nước cho người dân", ông Minh nói.
Ghi nhận thành tích xuất sắc trong nhiều năm hoạt động, chủ tịch UBND TP.HCM đã có quyết định trao tặng cờ truyền thống cho Nhà máy nước Tân Hiệp.
Cùng với đó Liên đoàn Lao động TP.HCM cũng trao tặng cờ truyền thống nhân dịp 20 năm thành lập cho Công đoàn cơ sở của nhà máy nước.
Nhắc lại lịch sử hình thành Nhà máy nước Tân Hiệp, năm 1997 dự án của Ý tài trợ cho TP.HCM để xây dựng hệ thống cấp nước sông Sài Gòn; nhà máy bê tông dự ứng lực và xưởng đồng hồ nước bị dừng lại sau sáu năm triển khai vì khó khăn về vốn.
Cuối năm 2001, do sự phát triển đô thị và gia tăng dân số nên tình trạng thiếu nước sạch ở TP.HCM trở nên nghiêm trọng. Do đó UBND TP đã trình Chính phủ phê duyệt dự án Nhà máy nước Tân Hiệp để giải quyết nhu cầu cấp bách trên.
Sau khi được duyệt, tháng 6-2002 nhà máy được khởi công xây dựng. Đến tháng 4-2004, Nhà máy nước Tân Hiệp được đưa vào vận hành. Đây là nhà máy nước có công suất lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ, do chính người Việt xây dựng với công suất 300.000m³/ngày đêm.
Sau 3 tháng vận hành thử, ngày 23-7-2004 nhà máy được vận hành chính thức, giúp giải quyết vấn đề thiếu nước sạch tại các quận huyện phía tây và tây nam TP.
Hoà Bình - Sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5, nhiều người dân đã lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội khiến lượng phương tiện trên đường Hồ...
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Triều Tiên đã phóng 4 “tên lửa hành trình chiến lược Hwasal-2” từ thành phố Kim Chaek ra vùng biển phía Đông nước này.
Công ty Tân Hoàn Cầu trả lại 10 hecta đất đã thuê nhưng không sử dụng cho tỉnh Quảng Trị, đồng thời xin cập nhật một số diện tích đất theo hiện trạng vị trí tuốc bin điện gió.
Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani tỏ ra thất vọng, cho rằng sáng kiến 'Vành đai, Con đường' của Trung Quốc không đem lại kết quả như kỳ vọng cho Rome.
Mọi sự chú ý sẽ đổ dồn về thị trấn xinh đẹp Davos của Thụy Sĩ trong tuần này với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2024.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bày tỏ sự tiếc thương với mất mát to lớn này.
Liên hoan đã trở thành sân chơi giao lưu vui tươi, bổ ích, góp phần giới thiệu truyền thống lịch sử, những nét đẹp văn hóa, truyền thống của 3 đất nước cho thiếu nhi 3 nước.
Hơn 700 thường dân thiệt mạng tại Dải Gaza trong 24 giờ qua, trong khi quân đội Israel tiêu diệt hàng chục tay súng Hamas nhờ các cuộc không kích trong đêm.
Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc Cảnh Sảng kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine sau khi Bắc Kinh đưa ra đề xuất riêng.