Đề hồi sinh sông Tô Lịch, chuyên gia cho rằng Hà Nội phải làm cùng lúc nhiều giải pháp. Trong đó, quan trọng nhất là phải xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, không nên chỉ giải quyết mỗi "phần ngọn".
HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy hoạch thủ đô, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết triệt để ô nhiễm, làm "sống lại" dòng sông Tô Lịch.
TP sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm sống lại các dòng sông.
Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội đề ra mục tiêu để làm sống lại sông Tô Lịch. Hơn 20 năm qua, Hà Nội thí điểm nhiều giải pháp nhằm hồi sinh sông Tô Lịch như lấy nước sông Hồng, tạo dòng chảy sông Tô Lịch; dùng chế phẩm Redoxy-3C khử ô nhiễm nước; công nghệ Nhật Bản phân hủy bùn.
Tuy nhiên, đến nay, nước trên sông Tô Lịch vẫn đen kịt, bốc mùi hôi thối. Chuyên gia cho rằng để giải quyết được tận sâu vấn đề ô nhiễm trên sông Tô Lịch, cần phải tổng hợp nhiều biện pháp cùng lúc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 4-4, giáo sư, nhà giáo nhân dân Đặng Thị Kim Chi - chủ tịch Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - cho biết ý tưởng xây đập tràn dẫn nước vào sông Tô Lịch chỉ là một trong nhiều biện pháp cần phải làm.
Bà cho rằng sông Tô Lịch là nơi tiếp nhận nhiều nước thải chưa được xử lý gồm nước thải sinh hoạt, bệnh viện, cơ sở sản xuất nên hiện nay rất ô nhiễm.
"Một trong những biện pháp mà mọi người thấy có kết quả là pha loãng ô nhiễm bằng nước sông Hồng, thông qua hồ Tây, đây cũng là giải pháp hay. Tuy nhiên, theo tôi, phải xử lý tận nguồn gây ra ô nhiễm mới có thể bền vững.
Cụ thể, các loại nước thải đô thị đang thải vào các sông nội đô phải được xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn mới được xả vào sông" - bà nói.
Để làm được điều đó, giáo sư Chi cho rằng nước thải đô thị phải được thu gom, đưa về xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung, sau đó mới được thải ra môi trường.
"Không phải chỉ làm đập tràn rồi đưa nước vào để pha loãng nước sông Tô Lịch, chứ không xử lý nguồn ô nhiễm" - bà Chi nói thêm.
Ngoài ra, bà cho rằng Hà Nội cũng có thể xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng quy hoạch phân tán. Cụ thể, nước thải phải được xử lý sơ bộ tại các nguồn phát sinh để giảm bớt chất ô nhiễm.
"Đã có những đề tài xây dựng những trạm xử lý nhỏ ở các cống thải lớn, sau đó đạt yêu cầu mới cho thải vào sông Tô Lịch. Như vậy, trên dọc sông Tô Lịch sẽ có những trạm xử lý nhỏ phân tán nhưng sẽ ngăn chặn được rất nhiều nước ô nhiễm đưa vào lòng sông.
Trước đây, phía Nhật Bản cũng đề nghị xây hệ thống bổ sung các loại vi sinh để giảm bớt lượng bùn thải trên sông Tô Lịch. Sau khi thử nghiệm thấy có kết quả, nhưng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại không phát triển thêm" - giáo sư Đặng Thị Kim Chi băn khoăn.
Về việc cho nước sông Hồng vào pha loãng nước sông Tô Lịch, giáo sư Đặng Thị Kim Chi ví von: "Có bệnh thì phải tìm ra và điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh, chứ không phải chỉ cho thuốc giảm đau".
Giáo sư Vũ Trọng Hồng - nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT - cho biết đưa nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Về xử lý nước thải đô thị, ông Hồng cho rằng hiện các họng nước thải dọc sông Tô Lịch đã bắt đầu không được đổ ra sông nữa. TP đang gom các nguồn nước thải trên vào một đường ống để dẫn xuống Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để xử lý.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, khi gom nước thải để xử lý ở Nhà máy Yên Xá, nước sau xử lý không được trả lại sông Tô Lịch bởi nhà máy này nằm ở hạ nguồn sông. Từ đó dẫn tới việc dòng chảy sông Tô Lịch bị "chết", rất hôi thối.
"Vì vậy vẫn phải có giải pháp đưa nước về sông Tô Lịch, đồng thời cứu nước thải bằng cách tập trung đưa vào Nhà máy xử lý Yên Xá" - ông nói.
Dự án tách nước thải ra khỏi sông Tô Lịch được Hà Nội khởi công từ tháng 10-2016, với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỉ, nhưng đến nay chưa hoàn thành.
Dự án bao gồm một nhà máy xử lý nước thải với công suất 270.000m³/ngày đêm và tuyến cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ với diện tích phục vụ khoảng 4.874ha.
Tuy nhiên, sau 8 năm xây dựng, dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vẫn chưa đi vào hoạt động. Hiện việc xây dựng hệ thống dẫn nước thải từ sông Tô Lịch về nhà máy trên để để xử lý chỉ mới hoàn thành được 90% khối lượng.
Về vấn đề này, ông Vũ Trọng Hồng cho rằng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phải trực tiếp chỉ huy, đốc thúc tiến độ dự án trên, chứ không nên giao cho một phó chủ tịch TP.
Hơn 8 triệu cử tri Cuba sẽ bầu ra 470 đại biểu (ít hơn 135 người so với kỳ lập pháp trước), những người sẽ đại diện cho tiếng nói của nhân dân trong cơ quan lập pháp tối cao.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cho biết làm vỉa hè, đường, trám xi măng... bịt bùng quanh gốc sẽ làm cây chết dân theo thời gian.
Vượt qua hơn 200 đề cử, 6 cá nhân là cựu sinh viên Australia tại Việt Nam đã được tôn vinh vì có nhiều đóng góp to lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam nói riêng và sự ổn định, phát triển chung của khu vực và thế giới.
Việt Nam tiếp tục sơ tán công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại khu vực phía Bắc Myanmar do xung đột vũ trang. Trong đợt mới nhất, thêm 400 công dân về nước an toàn.
Bà Michelle Bachelet cho biết Chile sẽ hỗ trợ tối đa để triển khai dự án “Ký ức Việt Nam-Chile” tại quận Cerro Navia (thủ đô Santiago) và việc tôn tạo công viên Hồ Chí Minh.
Có ý kiến cho rằng, cần có thêm một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngoài các bộ sách của các đơn vị xã...
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn” giữa siêu mẫu Ngọc Thúy và chồng cũ tiếp tục bước vào phần tranh luận sau nhiều ngày Hội đồng xét xử (HĐXX) cho tạm dừng để thu thập chứng cứ.
Đêm 14, sáng 15-2, Ukraine và Nga không kích bằng tên lửa và máy bay không người lái (drone) qua lại ồ ạt.
Phó Thủ tướng đồng ý đưa 3 khu công nghiệp ra khỏi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM và bổ sung 2 khu công...