Kết quả điều tra về đái tháo đường của người dân từ 18 đến 69 tuổi tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường 16%, nếu không điều trị sẽ thành tiểu đường tuýp 2.
Thông tin được ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết tại Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây nhiễm-Đái tháo đường, tăng huyết áp, hôm 11/11, nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường năm 2023. Tại đây, các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì đã tư vấn, khám sàng lọc đái tháo đường, tăng huyết áp, siêu âm tổng quát... và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 3.000 người dân trên địa bàn huyện trong độ tuổi từ 40 trở lên.
Tiền đái tháo đường là tình trạng cơ thể có nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh. Chỉ số đường huyết người bị tiền đái tháo đường được xác định ở mức 100 - 125mg/dL so với mức 126mg/dL ở người mắc tiểu đường.
Tại Việt Nam, 7,3% dân số mắc căn bệnh này, tức khoảng 7 triệu người. Còn tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,8%. Cộng đồng có tới hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán, tình trạng bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lớp trẻ khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh.
Riêng Hà Nội, năm 1990, tỷ lệ bệnh đái tháo đường chỉ là 1,1 %. Hiện, kết quả điều tra về đái tháo đường của người dân từ 18 đến 69 tuổi mới nhất cho thấy tỷ lệ tiền đái tháo đường 16%; tăng đường huyết là 10,2%; tăng huyết áp 30,8%, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng 19,2%.
"Con số này cho thấy sự bùng nổ của bệnh đái tháo đường, trở thành gánh nặng về chăm sóc y tế, làm tổn hại đến thành tựu phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Tuy nhiên, đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được bằng cách duy trì cân nặng lý tưởng và tăng cường hoạt động thể lực", ông Cương nói.
Cụ thể, bệnh có thể hồi phục, thông qua điều chỉnh lối sống dựa trên chế độ ăn uống lành mạnh và tăng mức độ hoạt động thể chất. Người mắc tiền đái tháo đường vẫn có cơ hội làm chậm quá trình diễn tiến thành bệnh, thậm chí quay trở lại mức đường huyết bình thường. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị ngay từ giai đoạn sớm rất quan trọng.
Nhóm nên đi tầm soát tiền đái tháo đường là người trên 45 tuổi, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và người thừa cân, béo phì. Mọi người cũng cần can thiệp lối sống bao gồm hoạt động thể lực 150 phút một tuần, giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo, ngưng hút thuốc lá. Nếu vẫn không kiểm soát được đường huyết với các biện pháp thay đổi lối sống trong vòng 3-6 tháng, có thể cần điều trị bằng thuốc.
Lê Nga
Kết hôn ở tuổi 19, chị Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1995, ở Hải Dương) không đặt nặng chuyện sinh con sớm. Nhưng sau vài năm không có dấu hiệu...
Đắk Lắk - Giữa lòng TP.Buôn Ma Thuột nghề dệt thổ cẩm của người đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê vẫn được lưu giữ, phát huy ở nhiều...
Ngày 23/7, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh ra quân cao điểm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Trong 6 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội được đưa đến bệnh viện cấp cứu, dự kiến trong chiều nay 25-5 sẽ có 3 bệnh nhân được xuất viện.
Minh Hòa, 37 tuổi, hai mắt đạt thị lực 10/10 song đôi khi bị lóa khi đi nắng, bác sĩ chẩn đoán bị đục thủy tinh thể.
Ngày 24/3, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức chương trình Diễn đàn khát vọng cống hiến – Lẽ sống thanh niên.
Bộ Nội vụ Anh đưa ra luật cấm xylazine, loại thuốc an thần thú y được người nghiện ma túy lạm dụng để tăng cảm giác 'phê'.
Số người ung thư ở Việt Nam tăng 2,6 lần trong hơn hai thập kỷ, đến nay mỗi năm vượt 180.000 ca mắc mới và thay đổi mô hình bệnh do lối sống, tầm soát phát hiện sớm.
Chương trình hiến máu Giọt hồng tri ân 2024 thu hút nhiều người tình nguyện hiến máu như một cách tri ân nhân dịp Ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam 27-7.